CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:07

Đùa giỡn nhiễm Covid-19 ngày Cá tháng 4, Jaejoong (JYJ) có thể phải chịu hậu quả như thế nào?

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp trên thế giới, thì mới đây nam idol Hàn Quốc Kim Jaejoong (JYJ) đã khiến cộng đồng fan K-pop châu Á phải giật mình với bức tâm thư thông báo bản thân đã nhiễm Covid-19. Nhưng sững sờ hơn nữa là 1 tiếng sau, bức tâm thư được chính tay anh sửa lại, rằng đó chỉ là... một trò đùa ngày Cá tháng 4 thôi (1/4).

Kim Jaejoong và trò đùa ngày cá tháng 4 trên Instagram

Vẫn biết là mọi năm, Cá tháng 4 - hay còn gọi là ngày Quốc tế nói dối vẫn là dịp để mọi người vui đùa, trêu trọc lẫn nhau. Nhưng trong tình cảnh dịch bệnh đang hoành hành, trò đùa của Jaejoong có vẻ khá... kém duyên. Dù trong bức tâm thư thứ 2, Jaejong có giải thích mục đích của trò đùa là để cảnh tỉnh cho mọi người hạn chế ra đường, nghiêm túc thi hành "giãn cách xã hội" - social distancing, nam idol vẫn vấp phải chỉ trích rất lớn của cộng đồng mạng.

Nhưng bỏ qua chuyện chỉ trích, liệu trò đùa của Jaejoong sẽ khiến anh đối diện với hệ quả pháp lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu xem!

Fake news - vất vả của Hàn Quốc mùa dịch

Một trong những điều khiến cuộc chiến chống lại virus corona tại Hàn Quốc trở nên khó khăn hơn, đó là việc các thông tin sai lệch bị lan truyền. Để giải quyết câu chuyện này, Sở cảnh sát quốc gia, kết hợp cùng Ủy ban truyền thông Hàn Quốc và một số ban ngành liên quan đã tiến hành truy quét việc lan truyền tin giả (fakenews) từ những ngày đầu của năm 2020.

Korea Herald đưa tin, sở cảnh sát cho biết việc sản xuất và lan truyền tin tức sai sự thật liên quan đến virus corona là trái với pháp luật, và người vi phạm có thể bị xử phạt theo luật Cản trở thi hành công vụ và Phỉ báng nhân phẩm.

Trong điều luật này có khá nhiều khung hình phạt, nhưng nặng nhất không quá 5 năm tù giam, cùng phạt tiền không quá 10 triệu won (khoảng hơn 190 triệu đồng tiền Việt). Đó cũng là những gì Jaejoong có thể phải đối mặt, nếu bị khép vào tội danh lan truyền tin tức giả chống người thi hành công vụ.

Hiện tại, Hàn Quốc vẫn chưa có chế tài cụ thể với hành vi lan truyền tin tức gây hại tới lợi ích cộng đồng - như ảnh hưởng tới an ninh quốc gia hoặc an toàn xã hội. Hình phạt này vì thế vẫn còn là nhẹ, nếu so với một vài quy định ở Hàn Quốc vào thập niên 2000.

Trong nghiên cứu của Ahran Park - chuyên gia nghiên cứu tại Tổ chức Báo chí Hàn Quốc, và Kyu Ho Youm từ khoa Báo chí và Truyền thông ĐH Oregon có đề cập, trước kia, chính phủ Hàn có thể áp dụng điều 47 trong Đạo luật Viễn thông để phạt hành vi lan truyền tin giả. Cụ thể "Bất kỳ ai thực hiện lan truyền thông tin sai thông qua các thiết bị điện tử với mục đích làm hại lợi ích cộng đồng sẽ bị phạt tù không quá 5 năm, và phạt không quá 50 triệu won (hơn 953 triệu đồng)."

Tuy nhiên tháng 12/2010, đạo luật này đã bị gỡ bỏ, do những khái niệm quá mơ hồ và chồng chéo về "tin giả" và "lợi ích cộng đồng."

Tham khảo: Korea Herald, SWlaw.edu, KLRI

J.D

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh