CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:07

Du lịch 'vượt bão' thời Covid-19: Khai phá thị trường mới và đơn giản thủ tục visa

Doanh thu giảm 40% - 60%

Theo Sở Du lịch TP.HCM, TP.HCM là trung tâm du lịch lớn của cả nước cũng chịu những tác động thiệt hại trước tình hình dịch bệnh Covid-19. Khách Trung Quốc chiếm gần 15% tổng lượng khách quốc tế đến thành phố (trong năm 2019, khách Trung Quốc chiếm 14,3% trên tổng lượng khách quốc tế đến).

Theo đánh giá sơ bộ từ các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì trong thời gian diễn ra dịch bệnh, ngành du lịch thành phố chịu những tác động trực tiếp đến việc phát triển du lịch thành phố, ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố và người lao động trong lĩnh vực du lịch.

Kịch bản nào cho ngành du lịch thời Covid-19 - Ảnh 1.

Khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường hàng không tháng 02/2020 giảm

Khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường hàng không tháng 02/2020 giảm 28,35% so với tháng 01/2020 và giảm 22,72% so với cùng kỳ.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 1.099 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động theo Luật Du lịch năm 2017. Khi xảy ra tình hình dịch bệnh Covid-19 thì tình trạng khách hủy các chương trình đã đặt, hủy đặt chỗ, hủy dịch vụ, hủy các chương trình tham quan du lịch... là phổ biến.

Theo đánh giá sơ bộ của một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh thì mức độ thiệt hại ước tính trong tháng 2 và đến quý I năm 2020: Doanh thu giảm từ 40 – 60%, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh thị trường Trung Quốc thì giảm mạnh từ 70 – 80% do một số doanh nghiệp chuyên thị trường Trung Quốc đã tạm ngưng hoạt động phòng du lịch cho đến tháng 6/2020.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khác do lượng khách giảm nhanh nên doanh thu giảm mạnh và theo đó doanh nghiệp không đủ chi phí để vận hành bộ máy hoạt động kinh doanh (hàng loạt công ty buộc phải thực hiện các chính sách cắt giảm nhân sự, điều chỉnh mức lương đối với nhân viên). Các doanh nghiệp kinh doanh thị trường ngoài nước cho biết lượng khách đăng ký giảm mạnh, điển hình như: Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ. Riêng các doanh nghiệp kinh doanh thị trường trong nước (trừ Trung Quốc) lượng khách giảm tương đối khoảng 10%.

Ngoài ra, dịch bệnh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của lực lượng hướng dẫn viên du lịch, hiện có rất nhiều hướng dẫn viên du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đang thiếu công việc, đặc biệt là hướng dẫn viên tiếng Trung Quốc vì không có khách du lịch để dẫn các chương trình tham quan du lịch.

Kịch bản nào cho ngành du lịch thời Covid-19 - Ảnh 3.

Doanh thu về ngành du lịch giảm từ 40 – 60% trong tháng 2

Theo đánh giá sơ bộ của khối các khách sạn từ 3 - 5 sao, phần lớn gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh kéo dài: công suất bán phòng giảm 40 - 50% so với cùng kỳ năm 2019; tổng doanh thu của cơ sở lưu trú du lịch giảm 60-70% so với cùng kỳ năm 2019; nhân sự giảm 30% so với thời điểm chưa có dịch bệnh, trong đó phần lớn người lao động xin nghỉ việc không hưởng lương. Theo đó, một số cơ sở lưu trú du lịch cũng tính đến phương án giảm thiểu nhân sự, làm việc theo ca để giảm chi phí tiền lương.

Gỡ khó cho ngành  du lịch

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở du lịch chia sẻ: Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động ngành du lịch, Sở du lịch TPHCM đã tổ chức họp lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, các doanh nghiệp đề xuất ngành du lịch cần chung tay tháo gỡ, đề ra những giải pháp thiết thực, đơn giản thủ tục thị thực cho thị trường các nước châu Âu, các thị trường tiềm năng đẩy mạnh triển khai cấp thị thực tại cửa khẩu... nhằm chuẩn bị thu hút khách quốc tế cũng như thúc đẩy lượng khách nội địa đi du lịch trong nước ngay sau khi dịch bệnh Covid-19 được khống chế.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đề ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, kiến nghị Chính phủ nên xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 6 tháng hay cả năm 2020, hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp có hi vọng đủ nguồn lực phục hồi khi dịch đi qua. Ngoài ra, cần phối hợp kích cầu, tăng cường xúc tiến, quảng bá nhằm khôi phục đà tăng trưởng của ngành du lịch.

Kịch bản nào cho ngành du lịch thời Covid-19 - Ảnh 4.

Nhiều giải pháp nhằm gỡ khó cho ngành du lịch hiện nay

Đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phối hợp với các cơ sở lưu trú, điểm tham quan, đơn vị vận chuyển, cơ sở ăn uống và mua sắm… tham gia chương trình kích cầu du lịch. Xây dựng các chương trình kích cầu du lịch vào thành phố Hồ Chí Minh với các hình thức khuyến mãi, giảm giá đặc biệt và tặng thêm các dịch vụ bổ sung cho khách du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng xây dựng các chương trình du lịch về các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ vởi các hình thức khuyến mãi và giảm giá sâu nhằm thu hút người dân thành phố đi du lịch các địa phương trên.

Theo ông Vũ, thời gian tới cần tăng cường xúc tiến du lịch trong nước, quốc tế, đa dạng hóa thị trường khách quốc tế. Theo đó, tăng cường khai thác các thị trường tiềm năng như Úc, đặc biệt là̀ Ấn Độ là thị trường lớn, có mức chi tiêu cao sẽ bù đắp phần nào việc thiếu hụt từ đóng cửa với thị trường Trung Quốc hiện nay.

Tiếp tục duy trì xúc tiến các thị trường trọng điểm đặc biệt, có kết nối đường bay thuận tiện, đang có tốc độ tăng trưởng cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và ASEAN. Ngoài ra, cần tăng cường thu hút du khách từ những thị trường xa như Bắc Mỹ, khai thác mạnh hơn thị trường Mỹ và Canada trong bối cảnh thuận lợi là sắp có đường bay thẳng Việt Nam – Mỹ. Ông Vũ nhấn mạnh.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh