THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:31

Đồng Nai tiếp tục nhân rộng mô hình nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ

Theo đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Quế Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh) đã tổ chức chương trình khảo sát thực tế mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại huyện Cẩm Mỹ và chăn nuôi lợn hữu cơ tại huyện Định Quán.

Theo đó, mô hình trồng lúa hữu cơ được triển khai tại xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ với diện tích 8.500 m2, trồng giống lúa ST24. Nông dân tham gia mô hình thí điểm này được Tập đoàn Quế Lâm hỗ trợ 50% vật tư đầu vào, cử cán bộ hướng dẫn quy trình sản xuất và đảm bảo đầu ra.

Nông dân sẽ sản xuất lúa theo hướng hữu cơ với tiêu chuẩn 5 không (không thuốc diệt cỏ; không chất bảo quản; không thuốc trừ sâu hoá học; không dư lượng hoá chất độc hại; không chất kích thích tăng trưởng). Thay vào đó sẽ ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm, rạ chuyển đổi thành phân bón tạo ra kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, bảo vệ môi trường.

Ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (người thứ nhất bên phải qua) đang trao đổi với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh về các sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu của nông dân Đồng Nai trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và hiệu quả.

Ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (người thứ nhất bên phải qua) đang trao đổi với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh về các sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu của nông dân Đồng Nai trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và hiệu quả.

 Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm cho biết, khi tham gia quy trình mới này thì nhà nông sẽ làm chủ được công nghệ và quy trình sản xuất. Làm lúa hữu cơ sẽ vừa có lợi cho nhà nông và người tiêu dùng. Các sẵn phẩm này sẽ dễ xâm nhập thị trường hơn và giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Theo ông Trần Hải Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, đây là vụ thứ 2 người dân trồng lúa theo mô hình hữu cơ và cây lúa đang tăng trưởng phát triển tốt. Sản xuất lúa hữu cơ nông dân phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt, không sử dụng hoá học. Do đó, giúp môi trường sống an toàn, tạo ra sản phẩm sạch. Đặc biệt nông dân tạo ra được chuỗi giá trị trong sản xuất và có đầu ra ổn định cho sản phẩm lúa gạo.

Hiện nay, ngoài trồng lúa ST24 ra thì Tập đoàn Quế Lâm còn đang triển khai 02 mô hình chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Định Quán khi đã hoàn thành việc xây dựng chuồng trại theo thiết kế và cho thả gióng 17 con heo.Điểm nổi bật của mô hình này là nông dân trồng chuối, dược liệu, tận dụng nguồn rau, nông sản tại chỗ làm nguyên liệu phối trộn thức ăn chăn nuôi; sử dụng các chế phẩm vi sinh do tập đoàn cung cấp để xử lý chất thải trong chăn nuôi, phế thải trong sản xuất nông nghiệp… làm phân bón hữu cơ vi sinh sử dụng trong trồng trọt.Dự kiến đến hết năm 2022 thì tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với công ty xây dụng thêm 5 mô hình hữu co với sản phẩm lúa tai huyện Cẩm Mỹ, bưởi tại huyện Vĩnh Cữu và heo tại huyện Định Quán.

Tập đoàn Quế Lâm ký kết hợp tác với tỉnh Đồng Nai vào tháng 3 năm 2022.

Tập đoàn Quế Lâm ký kết hợp tác với tỉnh Đồng Nai vào tháng 3 năm 2022.

Ngoài mô hình với tập đoàn Quế Lâm ra thì Đồng Nai tiếp tục thực hiện các nội dung về nghiên cứu khoa học và chuyển đổi số theo thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Sở với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Huế (ký trong quý I/2022); phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn được 14 đề xuất nhiệm vụ KHCN đối với các lĩnh vực của ngành để trình UBND tỉnh phê duyệt (trồng trọt 03 đề xuất; thủy sản 03 đề xuất; CNSH 05 đề xuất; lâm nghiệp 03 đề xuất).

Hiện nay, các địa phương tập trung hỗ trợ triển khai nhân rộng 68 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Trong 9 tháng đầu năm 2022, đã triển khai nhân rộng được 2.274 ha cây trồng, 151.000 con vật nuôi, 15 ha diện tích nuôi trồng thủy sản; công tác tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ KHKT vào sản xuất được các địa phương chú trọng triển khai thực hiện, tiêu biển như: thành phố Long Khánh tổ chức 10 lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, sầu riêng, chôm chôm với 280 nông dân tham dự; huyện Thống Nhất tổ chức 20 lớp tập huấn tuyên truyền về chính sách, quy trình kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt với 600 nông dân tham dự; huyện Xuân Lộc triển khai 23 lớp tập huấn về phòng trừ dịch hại cây trồng, xây dựng mã số vùng trồng, sản xuất theo quy trình an toàn với 692 lượt người tham dự; huyện Cẩm Mỹ tổ chức 33 lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng cho 1.255 lượt người tham dự.

HOÀNG PHÚC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh