THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:17

Đồng Nai tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản

Ông Võ Văn Phi, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, toàn tỉnh hiện có 287.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, 15 loại cây trồng hàng năm, 9 loại cây lâu năm, riêng đối với cây ăn quả có khoảng 11 loại với quy mô lớn và chất lượng cao có tiếng trong cả nước. Ngành chăn nuôi cũng đang phát triển mạnh với hơn 2,5 triệu con heo và khoảng 27,5 triệu con gà cung cấp cho tỉnh và các địa phương lân cận. 185 hợp tác xã nông nghiệp với gần 2.200 doanh trại, tổng diện tích sản xuất gần 8.500 ha, 155 doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, hơn 2.560 doanh nghiệp hoạt động sơ chế các sản phẩm chủ yếu là thức ăn chăn nuôi, sản phẩm sau khi giết mổ, sản phẩm trái cây sấy, chế biến cà phê, hạt điều.

 "Hiện, tỉnh chủ yếu dựa vào hộ cá thể, mang tính nhỏ lẻ, chưa có doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng. Tính liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân chưa phổ biến, tính bền vững chưa cao, hiệu quả thấp. Chưa có doanh nghiệp lớn, đủ mạnh làm đầu tàu liên kết sản xuất với hộ cá thể; vùng nguyên liệu không ổn định, hạn chế trong việc áp dụng được các tiến bộ khoa học, công nghệ cao một cách đồng bộ. Chưa tạo được thương hiệu mạnh cho nông sản, việc quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc gặp nhiều khó khăn, hoạt động xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế", vị Phó chủ tịch chia sẻ.

Ông Võ Văn Phi, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại hội nghị.

Ông Võ Văn Phi, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại hội nghị.

"Tại hội nghị này tôi rất mong các đồng chí tích cực đóng góp các ý kiến nêu lên các khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất sơ chế, chế biến trên địa bàn của tỉnh, nhất là lĩnh vực trồng trọt, thủy sản, trồng rừng; những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước gây trở ngại cho hoạt động của doanh nghiệp, đề xuất các kiến nghị", ông Phi nhấn mạnh

Bên cạnh đó, các vấn đề của doanh nghiệp và hợp tác xã cũng được tháo gỡ như: Về đất đai cần có giải pháp để doanh nghiệp đầu tư vào sơ chế, chế biến, bảo quản trong vùng sản xuất tập trung; nhanh chóng hoàn thiện đưa vào hoạt động và kêu gọi các nhà đầu tư vào 2 cụm công nghiệp chế biến nông sản tại huyện Định Quán và huyện Cẩm Mỹ. Lựa chọn các ngành hàng chủ lực có diện tích, khối lượng lớn cũng như giá trị cao để xây dựng các chuỗi liên kết với doanh nghiệp. Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là đầu tư các dự án chuỗi liên kết gắn sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và tuyên truyền vận động người dân về liên kết trong sản xuất.

Hiện nay tỉnh chủ yếu vấn dựa vào hộ cá thể, mang tính nhỏ lẻ, chưa có doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng. Tính liên kết giữa doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ nông dân chưa phổ biến, tính bền vững chưa cao, hiệu quả thấp.

Hiện nay tỉnh chủ yếu vấn dựa vào hộ cá thể, mang tính nhỏ lẻ, chưa có doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng. Tính liên kết giữa doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ nông dân chưa phổ biến, tính bền vững chưa cao, hiệu quả thấp.

Ngoài ra, các tham luận và ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và các ban, ngành, đoàn thể để hiến kế cho UBND tỉnh cũng như các sở, ngành để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện sản xuất và tiêu thụ nông sản. Như phát biểu của ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh là hiện nay chất thải của các doanh nghiệp trồng trọt vẫn chưa bán được và chuyển qua cho chăn nuôi sử dụng bón phân gây lãng phí tài nguyên và tốn kém cho các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy cần có một doanh nghiệp để hỗ trợ kết nối. Ngoài ra, việc nông sản sản xuất một nơi nhưng chế biến tại địa phương khác gây lãng phí và đội giá thành sản phẩm. Để hạ giá sản phẩm và phục vụ thị trường nên có sự điều chỉnh trong quy hoạch thay vì cứng nhắc theo phân vùng như trước.

Phát biểu tổng kết Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi đề nghị các địa phương cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất. Cần kết nối vùng giết mổ cần gắn với lại với chăn nuôi để sản xuất để nhanh chóng đưa ra thị trường tiêu thụ. Đề nghị Sở Công Thương cần tiếp tục rà soát để xây dựng chuỗi liên kết để gắn bó với nhau để đưa ra thị trường được nhanh chóng và ít ảnh hưởng đến cung cầu thị trường. Đối với Sở KH&ĐT, Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở KH&CN thì cần nhanh chóng hoàn thiện và kêu gọi đầu tư để đưa vào sử dụng 2 cụm chế biến.

Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các doanh nghiệp. Đối với UBND các huyện, thành phố thì vai trò trong công tác tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, lựa chọn các ngành hàng là cực kỳ lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất. Các cơ quan như ngân hàng có các hướng dẫn cùng thông tin về chính sách trong hỗ trợ chế biến nông sản trên địa bàn. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn trong thời gian tới.

                                                                                  

MINH PHÚC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh