THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:02

Độc đáo thành cổ Diên Khánh

 

Thành cổ Diên Khánh từng bao bọc hoàng cung của chúa Nguyễn.

 

Một hình mẫu quân sự sáng tạo

Lật lại kí ức, ông Nguyễn Văn Hào, hậu duệ của chúa Nguyễn Ánh cho biết: Tôi là thế hệ sau, chỉ nghe kể lại từ những người trong dòng tộc của mình thôi. Ông nội tôi là người được chúa Nguyễn Ánh giao cho phác thảo nhiều hạng mục xây thành cổ. Thành cổ là một kiểu kiến trúc quân sự đầy sáng tạo theo lối tây Âu. Lúc đó, thông qua nhiều hình ảnh từ một số thương gia nước ngoài, chúa Nguyễn Ánh đã biết chớp thời cơ để nắm bắt mẫu kiến trúc này mang về áp dụng xây dựng ở Diên Khánh.

Bản vẽ thiết kế từ thuở xa xưa ấy đến nay vẫn còn được lưu giữ, bảo tồn làm tư liệu quí cho nhiều nhà nghiên cứu kiến trúc công trình quân sự tham khảo.Theo như tài liệu còn lưu lại thì chúa Nguyễn Ánh đã chỉ huy cho chính lực lượng cận vệ của mình xây thành cổ này. Tường thành hình lục giác, 6 cạnh không đều nhau, được đắp bằng đất, tường thành chạy uốn khúc theo hình lục giác dài khoảng 2.694m và cao 3,5m. Mặt ngoài thành được đắp hơi thẳng đứng, mặt trong được đắp thoai thoải gồm hai bậc thang dùng làm đường đi theo chiến lược quân sự riêng của chúa Nguyễn Ánh. Khi xây dựng thành, đích thân chúa Nguyễn Ánh đã chỉ huy xây dựng.

Các góc thành được đắp nhô ra ngoài, có khả năng quan sát được hai bên. Bên trong mỗi góc được đắp thành một khoảng đất rộng dùng làm nơi cho binh sỹ mật phục. Mỗi góc thành đều đắp một ụ đất cao khoảng 2m dùng để đặt súng đại bác gọi là pháo đài góc, trên thành được trồng nhiều tre hoặc cây có gai để vừa cản tầm nhìn của địch vừa có khả năng như một vũ khí để bảo vệ cho phía trong thành. Bên ngoài thành có đào hào sâu từ 3 - 5m, rộng hẹp không đều nhau, tùy theo địa hình. Dưới lòng hào thường xuyên có nước dẫn từ sông Cái vào và có nhiều chướng ngại vật. Kiểu kiến trúc này, khi địch tiếp cận sẽ cảm giác như đang bị sa vào một kiểu trận mạc liên hoàn bủa vây. Có thời điểm, chúa Nguyễn Ánh còn cho trang bị chướng ngại vật là những cây chông có hình dáng như màu nước đục, vừa nhìn vào thì không thể phát hiện được.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Văn Đình, thì cách đào hào hình rắn lượn cũng đã thể hiện sự sáng tạo riêng của chúa Nguyễn. Theo khảo sát thì trước đây trong thành có Hoàng cung, bên trái là dinh Tuần Vũ, phía sau là dinh Án Sát, sau nữa là dinh Lãnh Binh, phía dưới là dinh Tham Tri, có nhà kho, nhà lao kiên cố.

Khu vực Hoàng cung được bố trí như một ma trận đồ, có các thị vệ được chia thành từng nhóm nhỏ vừa làm nhiệm vụ trinh sát ngoại biên vừa phản ứng nhanh khi gặp phải sự cố. Ngay tại nơi chúa Nguyễn làn việc luôn được bố trí các cao thủ thân tín nhất của ông. Hàng ngày ông đều yêu cầu báo cáo chi tiết về những diễn biến xảy ra trong và ngoài thành. Đến nay căn cứ vào những dấu tích còn lại, một số nhà nghiên cứu cũng chứng minh được thành cổ Diên Khánh có một số nét tương đồng với kiểu Điện Thái Hòa ở Huế. Nếu không bị tàn phá bởi chiến tranh thì thành cổ Diên Khánh không thua gì những nét độc đáo của cung cấm ở Huế. Theo các bậc cao niên sống bên thành cổ Diên Khánh, thì khi chưa thất thủ, chúa Nguyễn còn bàn với các đại thần của mình sẽ mở rộng diện tích cung đình ra để đưa một số thương gia vào buôn bán trong cấm thành, nhưng ý định này đã không kịp thực hiện.

Chứng tích một thời

Theo tài liệu còn lưu lại thì thành Diên Khánh là nơi xảy ra nhiều trận chiến giữa triều đình Tây Sơn với quân nhà Nguyễn: tháng 4 năm Giáp Dần (1794) quân của tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu kéo vào đánh chiếm thành, quân Nguyễn Ánh phản công, hai bên đều tổn thất nặng nề. Tháng giêng năm Ất Mão (1795), tướng Trần Quang Diệu lại mang hơn 15.000 quân bộ và 5 đạo thủy binh tấn công thành Diên Khánh. Một trận thủy chiến ác liệt diễn ra trên dòng sông Cái. Thủy quân Tây Sơn giành được thắng lợi và tiến lên vây hãm thành Diên Khánh. Nguyễn Ánh cho quân ra giải vây. Từ đây, Diên Khánh lại thuộc quyền kiểm soát của chúa Nguyễn. Năm 1946, Pháp tấn công và chiếm đóng thành cổ. Khi lực lượng cách mạng của ta lớn mạnh đã đấu tranh giành lại thành cổ Diên Khánh. Chính nơi đây cũng diễn ra lễ ra mắt Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời phủ Diên Khánh. Sau ngày giải phóng, thành Diên Khánh trở thành trụ sở của các cơ quan hành chính huyện Diên Khánh.

Hiện nay nhiều hạng mục và công trình trong nội thành đã hư hỏng. Hiện hữu còn lại là những bức tường thành xây bằng gạch nung cỡ 4,5cm x 1,38cm gồm 2 tầng: tầng dưới gắn liền với tường thành, mặt ngoài rộng 16,8m, cao 4,5m, xây thẳng đứng, mặt trong xây tường gạch cao khoảng 2m, cách mặt ngoài 2,5m để lèn đất vào giữa. Hệ thống thành bao quanh cấm cung vẫn được bảo tồn bên cạnh một con đường nhựa dân sinh. Theo ông Trần Văn Mỹ, người từng nhiều năm nghiên cứu về thành cổ Diên Khánh, nhìn tổng quát từ trên cao vẫn thấy thành cổ bao bọc cả một thị trấn rộng lớn. Xung quanh là những cánh đồng tốt tươi, những xóm làng bình yên, ngày càng phát triển theo hướng đô thị hóa.

Có thể nói từ năm 1802 đến đầu năm 1945, thành cổ Diên Khánh là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của toàn tỉnh Khánh Hòa. Thời điểm lịch sử ấy, khả năng phòng ngự và tấn công ở nhiều địa điểm khác đều thua xa địa thế ở thành cổ này. Anh Lê Văn Thành, cán bộ công ty du lịch Sài Gòn Xanh cho biết: Năm nào chúng tôi cũng nhận trên 10 tour đưa khách du lịch từ các tỉnh phương Nam về ngôi thành cổ này để được tận mắt chứng kiến cách xây dựng thành lũy của thời vua chúa của Việt Nam. Từ công trình này cũng cho thấy cách tư duy về việc xây dựng thành phòng ngự của chúa Nguyễn Ánh rất kỳ công. Di tích này đã được Nhà nước công nhân là di tích cấp quốc gia. Thật thú vị hơn nữa là có nhiều tảng đất nung, gạch nung vẫn như còn mới nguyên vẹn, không bám rêu cũng không rạn vỡ. Hệ thống sét được dùng làm hồ cũng bám chặt như một khối bê tông vậy.

MỸ NGA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh