THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:54

Độc đáo lễ mừng cơm mới của người H’mông

Trong một dịp đặt chân đến vùng đất Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, chúng tôi may mắn được tham dự lễ mừng cơm mới của gia đình anh Mùa A Khư - Người dân tộc H'Mông bản địa.

Người H'Mông nơi đây sinh sống tại độ cao trên 1800m, sống phân tán trên sườn các dãy núi cao đã trở thành tập tục nhiều đời nay. Kinh tế chủ yếu của đồng bào người H'Mông nơi đây chỉ trông cậy vào làm nương rẫy và đi rừng. Chính vì, điều kiện địa hình cao, dốc đứng khó khăn trong việc cấy lúa nước nên H'Mông chủ yếu trồng lúa nương, mỗi năm chỉ trồng được một vụ lúa duy nhất. Khi bao lúa cuối cùng được vác từ ngoài nương về nhà, thì lúc đó người H'Mông sẽ tổ chức lễ mừng cơm mới. Đây là một hoạt động tinh thần quan trọng trong đời sống, văn hóa của đồng bào H'Mông.

Người chủ gia đình thực hiện lễ cúng cơm mới

Anh Mùa A Khư cho chúng tôi biết, lễ mừng cơm mới từ lâu đã là một nghi lễ quan trọng để cảm ơn tổ tiên, trời đất đã ban cho gia đình có vụ mùa bội thu và cầu mong vụ mới gặp nhiều may mắn, cả năm no đủ. Vì là dịp lễ quan trọng, nên các thành viên trong gia đình luôn tề tựu đầy đủ bên mâm cỗ để thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên và trời đất.

Ngày tổ chức lễ cúng cơm mới được chọn là ngày đẹp, sau khi những bao lúa đã xếp đầy trong nhà. Đối với người H'Mông gạo mới mang về, tất cả mọi người trong gia đình đều không được ăn trước tổ tiên, đặc biệt là chủ gia đình. Chỉ khi làm lễ cúng tổ tiên xong, người chủ gia đình mới được ăn cơm mới, đó có thể coi là cách H'Mông thể hiện sự thành kính trước tổ tiên, trời đất.

Lễ cơm mới là lúc các thành viên trong gia đình người H’Mông tề tựu bên nhau

Người trực tiếp hành lễ trong ngày này phải là người đứng đầu gia đình, tức cha của Mùa A Khư. Mâm cúng tổ tiên được đặt giữa nhà. Lễ vật khá đơn giản bao gồm: cơm gạo mới, thịt lợn, gà, một bát canh và bốn chén rượu. Trong khay đựng cơm mới, cắm rất nhiều chiếc thìa ăn cơm to, nhỏ, theo quan niệm của người H'Mông mỗi chiếc thìa tương ứng với một người đã qua đời của gia đình.

Cúng tổ tiên trong lễ mừng cơm mới, người chủ gia đình khấn gọi ba đời tổ tiên về dùng cơm trước. Tương ứng với mỗi lần gọi đến đời nào thì lấy thìa xúc cơm cho vào một chỗ ở kệ gỗ, sau đó lấy một miếng thịt đặt vào ụ cơm rồi lấy nột chén rượu đổ tràn ra đất. Xong người khấn ra cửa chính giữa gian nhà mở ra rồi tiếp tục khấn. Sau ba lần mở cửa là xong ba lần mời gọi tổ tiên ông bà ba đời.

Chỉ sau khi làm lễ cũng người H’Mông mới được dùng cơm mới

Sau lễ cúng tổ tiên, trời đất là đến nghi thức thăm chân gà, đây được coi là một nghi thức quan trọng trong lễ mừng cơm mới. Người H’Mông ở Sơn La cho rằng chân già trong lễ mừng cơm mới thể hiện được vận mệnh của gia đình trong năm, dự đoán được vụ mùa trong năm mới của gia chủ có được đầy đủ sung túc hay không.

Kết thúc lễ cúng, lúc này mọi người mới ngồi vào mâm cơm mới thưởng thức thành quả của một năm lao động. Khách và chủ mới hân hoan chúc tụng nhau bên chén rượu, mừng cho một vụ mùa bội, cầu mong những vụ mùa sau được no đủ. Bưng bát cơm mới trên tay, chúng tôi có thể cảm nhận rất rõ giá trị sức lao động của người dân nơi đây, trong ngôi nhà nhỏ của người H’Mông, giữa cái se lạnh của miền sơn cước vẫn khiến cho những vị khách phương xa chúng tôi cảm thấy ấm lòng.

Tuấn Anh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh