THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:28

Độc đáo lễ hội bơi Đăm

Bơi Đăm là lễ hội cổ đã tồn tại khoảng hơn 200 năm và được dân nơi đây bảo lưu trọn vẹn qua nhiều thế hệ. Sau một thời gian bị gián đoạn, đến năm 1994, lễ hội bơi Đăm truyền thống được tổ chức lại với cách thức tổ chức có nhiều đổi mới, thời gian lễ hội được rút ngắn từ 5 ngày xuống còn 3 ngày.

Đã thành thông lệ cứ 5 năm hội bơi Đăm lại được người dân Tây Tựu (Hà Nội) tổ chức một lần trong ba ngày (từ mùng 9 đến 11 tháng 3, âm lịch), nhằm tưởng nhớ công lao vị anh hùng dân tộc Đức Thánh Bạch Hạc Tam Giang. Bơi Đăm diễn tả lại chiến thuật luyện tập và tiến công thủy quân của tướng Đào Trường thời Hùng Duệ Vương.

Lễ hội bơi Đăm 2018 diễn ra trong 3 ngày: 9,

 

10 và 11 tháng 3 âm lịch (tức 24, 25, 26 tháng 4). Hội thi bơi có 6 thuyền, mỗi miền có 2 thuyền. Về giải bơi có 2 giải đua chính là giải đơn chiếc cho từng thuyền và giải đồng đội cho miền. Các trai bơi do 12 tổ dân phố của 3 miền cử ra. Các vận động viên bơi được tuyển chọn hết sức kỹ càng từ ba thôn Thượng, Trung, Hạ. Đó phải là những người có thể lực, tư cách đạo đức tốt, có tâm huyết với lễ hội. Điểm đặc biệt và độc đáo của Lễ hội bơi Đăm truyền thống chính là vừa rước Thánh đường bộ, vừa rước đường thủy. Việc thi bơi vừa là một nghi lễ, vừa là một hình thức rèn luyện sức khỏe, vừa mang tính nghệ thuật cao của Lễ hội bơi Đăm.

Những năm gần đây, hội bơi Đăm cứ 5 năm lại được tổ chức hội chính một lần với nhiều hoạt động như: rước kiệu, bơi thuyền và đấu vật, đánh cờ người… Hội được tổ chức chính tại đình Đăm, có rước kiệu từ miếu Tây Đam và đình Trung Tựu về đình Đăm.

Một số hình ảnh ghi nhận:

Ban tổ chức và các đội thi thực hiện nghi thức tế lễ trong trong sân đình trước khi xuống thuyền

Công tác chuẩn bị thuyền đua được các đội chăm chút cẩn thận, thân thuyền được lau bằng nước gừng để tẩy uế

Các đội đua đến từ ba thôn Thượng, Trung Hạ, mỗi thôn có hai thuyền đua

Thuyền đua dài tới 15 m gồm 18 trai bơi và 6 người khác là ông lái (người lái thuyền), ông dô (người bắt nhịp, chỉ huy), ông phất cờ, ông phất cờ, ông cầm lạng (người cầm sào, một đầu có móc sắt hình chữ U để chống và đẩy thuyền khi thuyền sát vào thuyền khác), một người tát nước và một trọng tài có nhiệm vụ chỉ huy ngồi theo dõi các trai bơi và những người trong thuyền không được vi phạm các luật lệ quy định

Trai bơi được chọn trong độ tuổi từ 20-35 có kinh nghiệm và khỏe mạnh, tư cách đạo đức tốt. Mỗi cuộc đua được tiến hành qua 6 vòng

Khi hiệu lệnh chuẩn bị đua thuyền là khi tiếng chiêng, trống và tiếng pháo nổ giòn giã lúc kiệu thánh đã an vị ở Thủy tạ, các thuyền đua ở các ngả từ từ tiến vào gần Thủy tạ trong tiếng reo hò vang dậy của người dân 3 thôn cổ vũ cho thuyền đua làng mình

Mỗi cuộc đua được tiến hành qua 6 vòng. Sáng ngày 10.3 âm lịch bơi hai vòng, chiều một vòng. Ngày 11.3 bơi ba vòng và kết thúc hội bơi, trao giải

Thuyền được giải có vinh dự chở ngai của Thánh từ Thủy tạ về miếu Thượng

Lễ hội nhận được sự cổ vũ động nồng nhiệt của người dân Tây Tựu

Tuấn Anh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh