THỨ TƯ, NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2024 05:35

Đoạt 7 HCV, Việt Nam mất ngôi nhì toàn đoàn

Tay vợt Lý Hoàng Nam lần đầu lên ngôi vương

Mở màn cho ngày đẹp là chiếc HCV đơn nam môn quần vợt của tay vợt Lý Hoàng Nam. Chức vô địch mà sau 52 năm, lịch sử quần vợt Việt Nam mới có cơ hội tái lập sau cuộc so vợt nội bộ giữa tay vợt sinh năm 1997 với đàn anh Daniel Cao Nguyễn - VĐV Việt kiều Mỹ nhập tịch chỉ một tháng trước thềm SEA Games 30.

Không phải ngẫu nhiên Lý Hoàng Nam được truyền thông ưu ái tặng cho biệt danh “Người viết lịch sử quần vợt Việt Nam”. Bởi ngoài các chức vô địch thuộc hệ thống quần vợt nam thế giới, tay vợt người Tây Ninh còn là VĐV Việt Nam đầu tiên đoạt vô địch nội dung đôi nam Trẻ Wimbledon 2015. Tại SEA Games 2017, Hoàng Nam đoạt 2 HCĐ đơn, đôi nam và chỉ hai năm sau, anh tiếp tục tạo nên cuộc bùng nổ - lần đầu tiên hạ bệ đàn anh từng vào tốp 200 tay vợt mạnh nhất thế giới Daniel Cao Nguyễn và đăng quang.

Đoạt 7 HCV, Việt Nam mất ngôi nhì toàn đoàn - Ảnh 2.

Hoàng Nam đánh bại người đồng đội Daniel Nguyễn để giành HCV SEA Games đầu tiên cho quần vợt Việt Nam.

Ngược lại, ở trận chung kết đơn nữ, thật đáng tiếc khi Savanna Lý Nguyễn thất bại 0-2 trước đối thủ Indonesia. Ngay sau đó, hai cặp đôi Nguyễn Văn Phương - Daniel Cao Nguyễn, Lý Hoàng Nam - Lê Quốc Khánh cùng gác vợt tại bán kết đôi nam và nhận thêm 2 HCĐ.

Dù chỉ có 1 HCV quần vợt nhưng đây được xem là kỳ SEA Games thành công rực rỡ nhất trong lịch sử quần vợt Việt Nam khi giành tổng cộng 1 HCV, 1 HCB, 12 HCĐ.

Lo Ánh Viên quá tải với 12 nội dung và chỉ tiêu 8 HCV

Chia sẻ sau khi chinh phục chiếc HCV bơi lội thứ ba, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên than thở thật mộc mạc, ngây thơ: “Em rất mệt vì phải tham dự quá nhiều nội dung…”. Nhìn “cô gái vàng” tất tả ngược xuôi từ phòng chờ thi đấu đến hồ thả lỏng, rồi lại tất bật điểm danh cho nội dung kế tiếp… đến độ Ánh Viên không có thời gian trả lời phỏng vấn nhanh tại khu Mix Zone. Trong các kình ngư vinh dự lên bục nhận giải, Ánh Viên cũng là VĐV duy nhất không kịp chỉn chu trang phục với chân mang dép lê, giọng miền Tây thật chất phác, dễ thương.

Đoạt 7 HCV, Việt Nam mất ngôi nhì toàn đoàn - Ảnh 3.

Ánh Viên có thể sẽ bị quá tải vì lịch thi đấu dày đặc.

Ở ngày thi đấu 6-12, kình ngư 23 tuổi tiếp tục đoạt “cú đúp vàng” các cự ly 200 m tự do và 200 m ngửa, góp vào bộ sưu tập SEA Games 30 3 HCV, 1 HCB. Như vậy, sau sáu nội dung tranh tài (đã bỏ bớt cự ly 100 m tự do), Ánh Viên còn năm nội dung chưa thi đấu bao gồm 400 m tự do, 100 m ngửa, 400 m hỗn hợp, 800 m tự do, 100 m bướm. Trong số này, khả năng Ánh Viên hoàn thành mục tiêu giành 8 HCV SEA Games được giới chuyên môn dự báo là “nhiệm vụ bất khả thi”.

So với đàn em Nguyễn Huy Hoàng đoạt 2 HCV, xô đổ hai kỷ lục đại hội cùng hai chuẩn A tham dự Olympic 2020, Ánh Viên bây giờ không thể vươn mình bơi khỏi đấu trường Đông Nam Á.

Môn đua xe đạp đường trường, tay đua người An Giang Nguyễn Thị Thật bảo vệ thành công chức vô địch nội dung xuất phát đồng hàng nữ. Đấy được xem là tiền đề để Thật tiếp tục nhận sự đầu tư, tham dự các giải đấu quốc tế tích điểm, chinh phục mục tiêu đoạt suất tham dự Olympic Tokyo 2020.

Môn đấu kiếm, bộ tứ kiếm thủ Vũ Thành An, Tô Đức Anh, Nguyễn Xuân Lợi và Nguyễn Văn Quyết xuất sắc đánh bại Thái Lan tỉ số 45-29 trận chung kết, đoạt vô địch kiếm chém đồng đội nam.

Ngoài ra, Trương Thị Phương còn giành 1 HCV canoeing cự ly 500 m đơn nữ, võ sĩ Lê Anh Tài (-90 kg) giải cơn khát vàng cho judo Việt Nam, tất cả đều là những môn thuộc hệ thống Olympic.

Kết thúc cuộc đua huy chương căng thẳng ở cuối ngày, Việt Nam với 38 HCV, 41 HCB, 52 HCĐ đánh mất ngôi vị á quân về đoàn do kém Indonesia 2 HCV.

Chiếc huy chương marathon quý giá

Cô gái nhỏ nhắn Hồng Lệ của Việt Nam đã về đích thứ ba cuộc thi marathon nữ khắc nghiệt. Đây là lần đầu dự SEA Games và Hồng Lệ đã nỗ lực vượt qua chính mình khi về đến đích thì bị căng cơ toàn thân và được bác sĩ tham gia hỗ trợ với bình thở ôxy.

Khi tỉnh dậy, Hồng Lệ vẫn không biết mình về đích thứ ba và có HCĐ mà cứ tưởng về thứ tư. Hai VĐV của chủ nhà về nhất, nhì cũng ở hoàn cảnh tương tự khi người thì ói ngay vạch đích, người lên xe vào thẳng bệnh viện cấp cứu.

ĐÔNG HẢI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh