THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:37

Doanh nhân Việt Nam kiên cường trước sóng lớn, nêu cao tinh thần phụng sự xã hội

Theo ông Chiến, đội ngũ doanh nhân Việt Nam không chỉ làm giàu cho mình, đóng góp xứng đáng cho công cuộc phát triển đất nước, mà còn tạo dựng hình ảnh con người Việt Nam tự chủ, năng động. Cùng với đó, thể hiện niềm kiêu hãnh và khát vọng khẳng định giá trị bản lĩnh Việt Nam trên thương trường quốc tế. Qua thời gian, đội ngũ doanh nhân đang có những bước phát triển đáng ghi nhận, hình thành một số tên tuổi đủ tầm vóc, thương hiệu trên thị trường.

Theo ông Chiến: Đội ngũ doanh nhân đang có những bước phát triển đáng ghi nhận, hình thành một số tên tuổi đủ tầm vóc, thương hiệu trên thịtrường.

Theo ông Chiến: "Đội ngũ doanh nhân đang có những bước phát triển đáng ghi nhận, hình thành một số tên tuổi đủ tầm vóc, thương hiệu trên thị"trường.

Trong bối cảnh đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nền kinh tế gặp phải muôn vàn khó khăn, doanh nhân Việt Nam đã chủ động thích ứng, kiên cường trước cơn sóng lớn, tận tâm đóng góp sức lực và vật chất cho cộng đồng và đất nước để vừa chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế. Tinh thần đó của doanh nhân Việt Nam thật đáng trân trọng và tự hào.

Nhận định về tầm quan trọng của khu vực doanh nghiệp, doanh nhân trong bối cảnh bình thường mới, GS. TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho hay, sau khoảng 4 tháng “đóng cửa” để cách ly chống dịch, ở khu vực phía Nam, chúng ta nhìn thấy sự “rơi thẳng đứng” của nền kinh tế, GDP từ 6% quý II rơi xuống -6%  vào quý III/2021. Sự “ra đi” của 10.000 doanh nghiệp đã dẫn đến số lượng lớn người lao động thất nghiệp.

Tuy nhiên, GS.TS. Hoàng Văn Cường, thời gian qua, chúng ta đã nhìn thấy năng lực rất lớn của doanh nhân, doanh nghiệp trong việc phòng chống dịch, tự chịu trách nhiệm và quản lý. Vấn đề là chúng ta phải làm sao để kéo được đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp cùng đồng hành chống dịch với cả nước nhiều hơn nữa.

GS.TS. Hoàng Văn Cường nhìn nhận, dịch bệnh là khó khăn, nhưng cũng là cơ hội để thay đổi nhiều thứ. Một trong số đó là cần thay đổi cấu trúc trong liên kết giữa các doanh nghiệp, doanh nhân để tạo tiếng nói đồng thuận hơn, cùng chung sức, chung lòng vượt qua các thách thức trong chặng đường phát triển tiếp theo.

“Các doanh nghiệp hiện nay đang rất khó khăn nhưng tiếng nói của doanh nhân chưa thực sự có sức mạnh để các đơn vị quản lý Nhà nước có sự thay đổi về các chính sách quản lý, chính sách hỗ trợ. Tôi cho rằng, những đại diện cho doanh nghiệp, doanh nhân cần đặt ra câu hỏi mình đã thực sự được quy tụ tiếng nói doanh nghiệp hay chưa, hay cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp đã thực sự liên kết chặt chẽ chưa hay mạnh ai đó làm. Nếu sức mạnh đoàn kết được tạo ra thì không chỉ đại dịch này mà trong những khó khăn khác, doanh nghiệp đều có thể vượt khó, phục hồi và phát triển”, GS.TS. Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cũng cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp đã và đang trải qua những ngày tháng gian nan nhất. Những biện pháp giãn cách xã hội đã gây ra tổn hại rất lớn đối với họ. Lần đầu tiên có 85.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 8 tháng qua. Tuy nhiên, TS. Vũ Tiến Lộc đánh giá, dù nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp vẫn đang duy trì sản xuất kinh doanh. Những doanh nghiệp đang sống cũng gian nan, vất vả không kém vì không biết ngày mai sẽ phát triển ra sao nhưng họ vẫn nỗ lực duy trì sản xuất để tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hành động dũng cảm của các doanh nghiệp mà chúng ta cần tri ân.

GS.TS. Hoàng Văn Cường đánh giá, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thời gian qua đã góp phần làm giảm gánh nặng nhưng chưa giúp các doanh nghiệp có thể vượt lên được sau dịch bệnh. Do đó, các doanh nghiệp tiếp tục cần được hỗ trợ, “bơm” tín dụng, ưu đãi lãi suất để phục hồi. Nhưng phải có giải pháp để nguồn hỗ trợ “chảy” đến đúng chỗ, tránh sự trục lợi, dẫn đến doanh nghiệp cần được hỗ trợ lại không tiếp cận được chính sách. 

Ngoài ra, GS.TS. Hoàng Văn Cường cũng đề xuất giải pháp Nhà nước có thể dành ngân sách để đặt hàng các tập đoàn lớn, tạo sự liên kết tốt hơn giữa các doanh nghiệp.  “Tiềm năng về công nghệ thông tin Việt Nam có thừa, tại sao chúng ta lại không đặt hàng các doanh nghiệp lớn để tạo ra sự sống cho những doanh nghiệp còn lại?Cần huy động tiền của ngân sách, tạo một trụ đỡ cho nền kinh tế. Biết đâu khi đại dịch đi qua, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hơn”, GS.TS. Hoàng Văn Cường khẳng định.

VÂN KHÁNH

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh