CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:29

Doanh nhân Mai Hữu Tín làm chủ tịch liên đoàn Vovinam nhiệm kỳ 2017 – 2022.

 

Ông Mai Hữu Tín từng là môn sinh Vovinam và từng giành chức vô địch toàn quốc năm 1986. Hiện tại, ông đang là chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư U&I (Unigroup). Ngoài ra, ông còn đầu tư và có cổ phần ở hàng chục doanh nghiệp khác.

Trong nhiệm kỳ lần này có 7 phó chủ tịch VVF  gồm: võ sư Nguyễn Văn Chiếu – Chánh chưởng quản môn phái vovinam Việt võ đạo, ông Nguyễn Hùng – Phó Giám đốc Sở văn hoá & thể thao TP.HCM, trung tướng Võ Hoài Việt – nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh - Bộ công an, ông Lê Văn Nam – Phó giám đốc Sở văn hoá, thể thao & du lịch tỉnh Thanh Hoá, võ sư Trần Văn Mỹ - Hội đồng trưởng quản môn phái, ông Lê Hải Bình – Phó Giám đốc Học viện ngoại giao - Bộ ngoại giao, ông Phạm Quang Long – Chủ tịch Liên đoàn vovinam Hà Nội. Tổng thư ký VVF ban đầu dự định giao cho ông Nguyễn Bình Định - Trưởng bộ môn Vovinam Sở văn hóa & thể thao TP.HCM. Tuy nhiên, Đại hội đã quyết định tạm giao cho võ sư Nguyễn Văn Chiếu kiêm nhiệm tạm thời trong khi chờ bổ sung.

Nhiệm kỳ 2017-2022 được xem là có nhiều thách thức với tân chủ tịch VVF Mai Hữu Tín và ban chấp hành VVF khi sẽ diễn ra nhiều sự kiện thể thao quốc tế quan trọng đối với Vovinam như Giải vô địch Đông Nam Á, vô địch châu Á, vô địch thế giới, SEA Games 30 tại Philippines 2019, SEA Games 31 tại VN năm 2021. Trong đó, đưa Vovinam trở lại sân chơi SEA Games là mục tiêu quan trọng sau khi không thể góp mặt ở hai kỳ SEA Games tại Singapore 2015 và Malaysia 2017.

 

 Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ ra mắt ban chấp hành Vovinam Việt Nam khóa III (nhiệm kỳ 2017 – 2022).

 

Phát biểu tại buổi lễ ra mắt, ông Mai Hữu Tín cho biết ông sẽ dành nhiều thời gian để điều hành và phát triển phong trào Vovinam rộng khắp ở trong nước và quốc tế. Ông chia sẻ thêm: "Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là sẽ phủ kín mạng lưới tổ chức chính quy của VVF tại tất cả 63 tỉnh, thành và một vài ngành quan trọng để tạo ra một phong trào vững mạnh, có tính kế thừa và phát triển liên tục.

 

   Ông Mai Hữu Tín Chủ tịch VVF nhiệm kỳ 2017 – 2022 trao tặng kỷ niệm chương cho các vị ủy viên khóa II

 

Vovinam được cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938. Đây là sự kết hợp giữa võ và vật dân tộc cùng với tinh hoa của nhiều môn võ khác. Trải qua nhiều thăng trầm cũng với những biến động của lịch sử đất nước, đến nay, Vovinam đã phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc với số người tập luyện thường xuyên lên đến hàng chục nghìn người. Ban Điều hành lâm thời Vovinam Việt Nam đã được thành lập từ những năm 90 với mục đích thống nhất chương trình huấn luyện, từng bước hoàn chỉnh luật thi đấu đối kháng, biểu diễn, đào tạo nghiệp vụ trọng tài, biên soạn sách kỹ thuật... Tuy nhiên, phải đến năm 2002 lần đầu tiên Vovinam mới được đưa vào chương trình thi đấu của Đại hội TDTT toàn quốc và có luật thi đấu chính thức. Các VĐV đạt thành tích cao của môn này tại giải Vô địch quốc gia hàng năm đều được Ủy ban TDTT (cũ) phong đẳng cấp quốc gia như tất cả các môn thể thao đỉnh cao khác. 

 

 Các vận động viên Vovinam biểu diễn tại buổi lễ ra mắt ban chấp hành Vovinam Việt Nam khóa III (nhiệm kỳ 2017 – 2022).

 

Không chỉ phát triển mạnh mẽ ở trong nước mà Vovinam cũng đặc biệt được yêu thích trên thế giới. Những đòn thế đa dạng, phong phú đã thu hút sự quan tâm của bạn bè năm châu. Hiện nay có hàng trăm nghìn người đang tập luyện thường xuyên môn võ này ở trên 35 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều nước như trên thế giới như: Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Australia, Hoa Kỳ, Nga, Đức, Ma-rốc... đã thành lập Liên đoàn Vovinam quốc gia và tổ chức giải vô địch quốc gia hàng năm. Cùng với đó, hàng năm, các võ sinh nước ngoài đều mong muốn trở về Việt Nam - đất tổ của môn phái để tập huấn, thi lên đai hay tham dự Hội diễn Vovinam.

NGUYỄN ĐỨC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh