THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:31

Điều kiện được hợp thửa đất

 

Vấn đề ông Linh hỏi, Luật sư Trần Văn Toàn - Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Việc tách thửa đất, hợp thửa đất của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, sử dụng có liên quan đến hoạt động lập, chỉnh lý, quản lý, sử dụng bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất và phải tuân thủ quy định về yêu cầu kỹ thuật cơ bản của việc lập, chỉnh lý, quản lý, sử dụng bản đồ địa chính và trích đo địa chính thửa đất.

Ngày 19/5/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính. Theo quy định tại Tiết a, Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 8 của Thông tư này thì thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được Nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo đó, trường hợp hai thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng của một người sử dụng đất, khi có yêu cầu về quản lý, sử dụng sẽ được hợp thành một thửa.

Trình tự, thủ tục hợp thửa đất thực hiện theo quy định tại Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Nếu hai thửa đất liền kề có các mục đích sử dụng đất khác nhau thì không đủ điều kiện hợp thành một thửa.

Trường hợp ông Lê Đức Linh phản ánh, ông có hai thửa đất liền kề đã được cấp hai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng biệt, gồm:

Thửa thứ nhất có diện tích 1.000m2, trong đó có 50m2 đất ở đô thị và 950m2 đất trồng cây lâu năm. Đây là thửa đất ở có vườn, ao (mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất) được ghi trên một giấy chứng nhận.

Thửa thứ hai có toàn bộ diện tích 1.000m2 mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm.

Do hai thửa đất này có các mục đích sử dụng đất khác nhau nên không đủ điều kiện để hợp thành một thửa.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh