THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 08:02

Điệp khúc biển “nuốt” làng tại Huế tiếp tục xảy ra

Biển ngày càng lấn sâu vào đất liền tại thôn Tân An, xã Phú Thuận (Phú Vang, Thừa Thiên Huế)

Biển ngày càng lấn sâu vào đất liền tại thôn Tân An, xã Phú Thuận (Phú Vang, Thừa Thiên Huế)

Trong đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, do ảnh hưởng mưa lớn, nước biển dâng cao, một số đoạn bờ biển thuộc xã Phú Thuận (Phú Vang, Thừa Thiên Huế) tiếp tục xảy ra hiện tượng sạt lở, xâm thực. Biển ăn sâu vào đất liền, nhất là đoạn gần bãi tắm Phú Thuận bị sạt lở dài gần 100m, sâu vào đất liền gần 7m và đã xảy ra hiện tượng nước biển tràn vào đất liền, vào khu dân cư rất nguy hiểm. Chính quyền xã Phú Thuận đã phối hợp với Đồn Biên phòng Cảng Thuận An, Hải đội 2 Biên phòng, Ban Chỉ huy Quân sự Huyện, tiến hành gia cố đê bao, đắp hàng nghìn bao cát tại các vị trí xâm thực nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân. Tình trạng sạt lở bờ biển cũng xảy ra tại thôn Thái Dương Hạ Bắc (xã Hải Dương, TP. Huế), với chiều dài khoảng 250m, ăn sâu vào đất liền khoảng 5m.

Theo người dân địa phương, đây không phải lần đầu đường bờ biển Tân An nói riêng, toàn xã Phú Thuận nói chung bị sạt lở khi mưa, bảo, lũ lụt xảy ra. Người dân cho biết, trước đây, khoảng cách từ khu dân cư ra đến mặt nước biển lên đến 200m. Tuy nhiên, theo thời gian, biển càng ngày càng xâm thực, ăn sâu vào đất liền. Đặc biệt, trong khoảng 15 năm trở lại đây, tình trạng sạt lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng, các cồn cát trước làng, rặng phi lao, rừng dương người dân trồng chắn cát cũng bị sóng biển cuốn trôi. Nước biển “đẩy đuổi” đến sát nhà dân, thậm chí phá nát nhiều công trình cũ, hàng chục hộ dân đã phải di dời đến nơi ở mới.

Nước biển và nước mưa gây ngập úng lâu ngày, gây ảnh hưởng đời sống dân cư

Nước biển và nước mưa gây ngập úng lâu ngày, gây ảnh hưởng đời sống dân cư

Theo quan sát của chúng tôi, không chỉ những ngôi nhà sát bên bờ biển, mà những nhà dân ở sâu phía trong tại các thôn Tân An, Trung An và Xuân An cũng đang chịu tác động không nhỏ từ thực trạng biển xâm thực. Nước biển bên ngoài tràn vào gây ra tình trạng bán ngập cho các khu thấp trũng, ảnh hưởng đời sống dân cư.

“Anh thấy đấy, các ngôi nhà cũ, nhà bị bỏ hoang trước đây đều là nhà người dân cả, nhưng giờ họ đã được xã đưa đi tái định cư chỗ khác. Nhà tôi bên này đường cũng đã bắt đầu bị biển “tấn công”, nước ngập đường, ngập sân vườn của người dân. Cứ đến mùa mưa bão, chính quyền xã lại vận động chúng tôi di chuyển đến nơi an toàn để trú ẩn”, một người dân đang gia cố nhà cửa mà chúng tôi gặp tại thôn Tân An cho biết.

Theo ông Đặng Tiến Tuỳ, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, xã này có tổng chiểu dài bờ biển khoảng 5,2km. Những năm gần đây, tình hình sạt lở, xâm thực bờ biển ở đây diễn ra rất nghiêm trọng, ăn sâu vào đất liền từ 10 đến 30m. Đến nay, mới chỉ có gần 1Km bờ biển được xây dựng công trình kè chống sạt lở và đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, tại các khu vực chưa được gia cố bằng kè cứng, tình trạng sạt lở tiếp tục xảy ra, nhất là ở các điểm xung yếu tại thôn Tân An, Trung An, Xuân An và điểm cuối của Thôn An Dương 3. Biển xâm thực đã gây ảnh hưởng đến khoảng 500 hộ dân Phú Thuận, đến các khu du lịch, bãi tắm và các công trình hạ tầng thiết yếu khác.

Nhiều làng ven biển tại Thừa Thiên Huế đang mất dần theo thời gian do thực trạng sạt lở bờ biển, biển xâm thực

Nhiều làng ven biển tại Thừa Thiên Huế đang mất dần theo thời gian do thực trạng sạt lở bờ biển, biển xâm thực

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, do ảnh hưởng của bão, lũ, từ năm 2009 đến nay, đặt biệt mùa mưa bão năm 2020, tình hình sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay có hơn 12,4Km bờ biển tại Thừa Thiên Huế (trong tổng số 127km bờ biển) bị sạt lở nặng, tập trung các khu vực như: xã Phong Hải, xã Phong Hòa (Phong Điền); xã Quảng Ngạn, xã Quảng Công (Quảng Điền); xã Hải Dương (TP Huế); các xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Thanh (Phú Vang); xã Vinh Mỹ, xã Giang Hải (Phú Lộc). Cứ vào mùa mưa bão hàng năm, tốc độ xói lở bờ biển trung bình từ 3 đến 5m, có nời từ 5 đến 7m. Đặt, trong 10 năm trở lại đây, biệt đoạn bờ biển tại xã Giang Hải, huyện Phú Lộc đã bị xói sâu vào khoảng 100 đến 200m, áp sát tuyến Tỉnh lộ 21, đe doạ xoá xổ khu hàng quán và ruộng lúa của người dân.

Theo thống kê, tình trạng sạt lở bờ biển, biển xâm thực tại Thừa Thiên Huế có thể đe dọa đến tính mạng và tài sản của khoảng 2.150 hộ dân sống trực tiếp gần bờ biển; uy hiếp đến dãi cồn cát ven biển. Có 24 xã, thị trấn ven biển chịu ảnh hưởng của thực trạng này, đồng thời có nguy cơ mở cửa biển mới, ảnh hưởng đến công trình giao thông, công trình công cộng, cũng như cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; ảnh hưởng hệ sinh thái của 22.000ha đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ngoài ra, thiên tai đã gây xâm thực, xói lở và bồi lắng các cửa biển Thuận An (Phú Vang), cửa biển Tư Hiền, cửa biển Lăng Cô, cửa biển Lạch Giang (Phú Lộc); làm tăng nguy cơ mất ổn định tự nhiên, ảnh hưởng đến dòng chảy thoát lũ, ảnh hưởng tuyến luồng hoạt động khoảng 2.000 tàu thuyền đánh bắt xa bờ và ảnh hưởng lớn đến các tàu chở hàng hóa với tải trọng từ 2000 DWT ra vào cảng Thuận An. 

Nhiều hộ dân đã phải di dời, dời bỏ nơi ở cũ khi biển đe doạ

Nhiều hộ dân đã phải di dời, dời bỏ nơi ở cũ khi biển "đe doạ"

Nguyên dân dẫn đến tình trạng sạt lở bờ biển, biển xâm thực bên cạnh tác động của biến đổi khí hậu, bão, lũ diễn biến ngày càng phức tạp, người dân và các nhà khoa học, nhà quản lý cho rằng, nó còn đến từ sự mất cân đối giữa phát triển kinh tế - xã hội với công tác bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ ven biển. Nhiều dự án, công trình, mô hình sinh kế ven biển, buộc phải chuyển đổi, huỷ hoại rừng phòng hộ vẫn tiếp tục được phê duyệt đầu tư, như: các Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Vinh Mỹ, có 14,5ha rừng phòng hộ; Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi, thể thao Lộc Bình, có 5,09ha rừng phòng hộ; Khu du lịch Hàm Rồng, xã Vinh Hiền có 10,32ha rừng phòng hộ; Khu du lịch nghỉ dưỡng Opera Resort, xã Quảng Công, có 12ha rừng phòng hộ,... Trong khi đó, việc trồng rừng thay thế chưa phát huy hiệu quả cao nhất, thậm chí sai phạm nghiêm trọng (Dự án đầu tư phát triển rừng ven biển, đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng mức đầu tư 110,5 tỉ đồng do Chi cục Kiểm lâm, thuộc Sở NN-PTNT tỉnh này làm chủ đầu tư),…cũng như tình trạng tự ý xâm phạm rừng phòng hộ ven biển của 1 bộ phận người dân địa phương.

Ông Hùng cho biết, trong các năm qua, bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư kè chống xói lở bờ biển với chiều dài 3,2 km. Hiện nay, các công trình kè chống sạt lở đang hoạt động bình thường, phát huy hiệu quả.

Để ứng phó với nạn xâm thực bờ biển, trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục triển khai các dự án chỉnh trị, nạo vét luồng lạch, cửa biển; đầu tư thêm tuyến đê chắn cát, các bờ kè chống sạt lở tại các điểm xung yếu; trồng cây chắn sóng, rừng phòng hộ; rà soát, di dời dâ cư tại các khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm…Vừa qua, Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã đề xuất UBND tỉnh xây dựng kè chống sạt lở các đoạn sạt lở xung yếu trên địa bàn,với kinh phí hơn 1.336 tỷ đồng.

Một số hình ảnh biển xâm thực tại Thừa Thiên Huế:

Empty
Vấn nạn biển xâm thực đất liền kéo dài nhiều năm tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền

Vấn nạn biển xâm thực đất liền kéo dài nhiều năm tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền

Nước từ các khu nuôi tôm, khu dân cư chảy ra cũng khiến bờ biển bị cuốn trôi

Nước từ các khu nuôi tôm, khu dân cư chảy ra cũng khiến bờ biển bị cuốn trôi

Nhiều cửa biển mới đe doạ mở

Nhiều cửa biển mới đe doạ mở

Một khu vực lấy nước và xả nước của khu nuôi tôm ven biển tại xã Phong Hải

Một khu vực lấy nước và xả nước của khu nuôi tôm ven biển tại xã Phong Hải

Biển đã tiến sát vào khu dân cư. Theo người dân thôn Hải Đông, xã Phong Hải, khu vực này hàng năm, lực lượng chức năng cùng người dân đều phải gia cố tạm bằng các bao tải cát để chống sự xâm lấm của biển

Biển đã tiến sát vào khu dân cư. Theo người dân thôn Hải Đông, xã Phong Hải, khu vực này hàng năm, lực lượng chức năng cùng người dân đều phải gia cố tạm bằng các bao tải cát để chống sự xâm lấm của biển

Một công trình gần trụ sở UBND xã Phong Hải bị bỏ hoang khi biển xâm thực

Một công trình gần trụ sở UBND xã Phong Hải bị bỏ hoang khi biển xâm thực

Tuyền đường dẫn xuống bãi biển, khu vực chuẩn bị ra khơi của ngư dân thôn Tân Thành, xã Quảng Công (Quảng Điền) bị hư hỏng sau mưa lũ

Tuyền đường dẫn xuống bãi biển, khu vực chuẩn bị ra khơi của ngư dân thôn Tân Thành, xã Quảng Công (Quảng Điền) bị hư hỏng sau mưa lũ

Empty
Hai vật thể lạ bị sóng đánh dạt vào khu vực bờ biển xã Phú Thuận, huyện Phú Vang

Hai vật thể lạ bị sóng đánh dạt vào khu vực bờ biển xã Phú Thuận, huyện Phú Vang

 
Những công trình bị bỏ hoang, nằm sát bên bờ biển

Những công trình bị bỏ hoang, nằm sát bên bờ biển

Bờ biển tại thôn Trung An, xã Phú Thuận bị sạt nghiêm trọng

Bờ biển tại thôn Trung An, xã Phú Thuận bị sạt nghiêm trọng

Bờ biển bị xâm hại bởi những dự án, công trình thích ăn vào rừng phòng hộ

Bờ biển bị xâm hại bởi những dự án, công trình "thích ăn" vào rừng phòng hộ

Empty
Cùng với đó là nạn khai thác khoáng sản trái phép trong vùng lõi rừng phòng hộ ven biển chưa được xử lý dứt điểm

Cùng với đó là nạn khai thác khoáng sản trái phép trong vùng lõi rừng phòng hộ ven biển chưa được xử lý dứt điểm

Bờ biển tan hoang

Bờ biển tan hoang

Đất đai, nhà cửa, hàn quán, ruộng vườn của người dân cũng vì thế từ từ trôi tuột ra biển, bị biển nuốt trọn

Đất đai, nhà cửa, hàn quán, ruộng vườn của người dân cũng vì thế từ từ trôi tuột ra biển, bị biển "nuốt" trọn

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh