Trường trung cấp nghề Diên Khánh: Nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh
- Bài thuốc hay
- 00:31 - 09/08/2015
Quang cảnh trường trung cấp nghề Diên Khánh
Chúng tôi đến trường trung cấp nghề Diên Khánh vào những ngày đầu tháng 8, mùa tuyển sinh năm học mới cũng đã bắt đầu. Ngôi trường tuy ở ngay bên cạnh Quốc lộ 1A, nhưng quang cảnh rất vắng vẻ. Ông Nguyên Sơn, Hiệu trưởng trường trung cấp nghề Diên Khánh cho biết:" Toàn bộ nhà trường hiện nay có 4 giáo viên, 4 phòng dạy học lý thuyết và 4 phòng dạy học thực hành, Năm nay nhà trường nhận chỉ tiêu đào tạo khoảng hơn 100 người (trình độ trung cấp), nhưng cho đến thời điểm hiện tại chỉ mới tuyển sinh và đào tạo được hơn 20 người, bao gồm các ngành: Điện lạnh, kỷ thuật máy nông nghiệp, may thời trang...Đối với sơ cấp nghề thì mới tuyển sinh và đào tạo được khoảng trên 30 người bao gồm các ngành: Xây dựng, may công nghiệp.
Nói về những khó khăn ông Nguyễn Sơn cho biết: "Năm nay công tác tuyển sinh vào trung cấp nghề (TCN) mặc dù nhà trường đã có nhiều cố gắng, nhưng nhà trường vẫn tuyển sinh chưa dạt chỉ tiêu. Đối với TCN chỉ mới tuyển sinh được 30-40% chỉ tiêu, đối với hệ sơ cấp nghề (SCN) Trường đã cố gắng phấn đấu tuyển sinh đào tạo đạt chỉ tiêu và vượt mức chỉ tiêu, nhưng chủ yếu là dạy nghề dưới 3 tháng. Còn dạy nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 số lượng tuyển sinh vẫn chưa đạt chỉ tiêu.
Nguyên nhân của những khó khăn là do: Khách quân, do nhu cầu học nghề ở địa phương rất ít, phần lớn học sinh các trường phổ thông đổ xô vào thi cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp. Tư tưởng của các gia đình không muốn cho con em đi học nghề. Về chủ quan cơ sở vật chất của nhà trường nghèo nàn, thiếu dụng cụ dạy thực hành, đặc biệt là những nghề điện tử, công nghệ đòi hỏi thiết bị tiên tiến. Thiếu giáo viên, khó khăn tuyển dụng giáo viên giỏi, thiếu điều kiện để thu hút giao viên do lương thấp. Nhà trường cũng chưa thành lập được các phòng, khoa, cho nên cũng rất khó trong việc dự giờ, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, cũng như đánh giá chất lượng giáo trình, công tác soạn và giảng bài của giáo viên. Chất lượng học viên tại trường cũng không đồng đều, học viên còn thiếu ý thức tự giác và sáng tạo trong học tập, nghiên cứu. Thiếu phòng thực hành, phòng quá nhỏ không đủ quy cách so với chuẩn dạy nghề...
Mong muốn của nhà trường: Để tuyển sinh cũng như đạo nghề tốt, thời gian tới cần được UBND tỉnh quan tâm nhiều hơn nữa, tạo điều kiện cho nhà trường mua sắm các tranh thiết bị dạy học mới, hiện đại, có chính sách khuyến khích các học viên đến học nghề. Tạo điều kiện để nhà trường xây dựng các phòng học đúng chuẩn. Nhà trường cũng sẻ phối hợp với chính quyền địa phương, khai thác các thế mạnh để đào tạo lao động trực tiếp phục vụ địa phương, trong địa bàn.