THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 08:05

Tăng cường sự hợp tác của các quốc gia trong giải quyết phá sản

 

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: “Nếu không có chính sách xử lý phá sản phù hợp, các khoản nợ xấu sẽ không được giải quyết khiến kìm hãm sự luân chuyển các dòng vốn, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và làm giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế". Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng cho biết, những cải cách của Việt Nam trong thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. 

Trong thông báo kinh doanh toàn cầu 2016, Việt Nam đã cải thiện ba bậc so với năm 2015, tiến từ vị trí thứ 93 lên vị trí thứ 90 trong tổng số 189 nền kinh tế được khảo sát. Và thực tế tại Tòa án cho thấy số lượng yêu cầu mở thủ tục phá sản gửi Tòa án năm 2015 đã tăng 184% so với năm 2014.

Chánh án nhấn mạnh, trong bối cảnh nhiều DN Việt Nam vươn ra thế giới và các DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Khi DN gặp khó khăn và rơi vào tình trạng phá sản có thể làm ảnh hưởng đến DN khác, do đó tác động đến nền kinh tế nói chung. 

Vì vậy cần xây dựng cơ chế, chính sách, trong đó có pháp luật liên quan đến phá sản để thực thi là cần thiết. Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp khác nhau trong đó có biện pháp lành mạnh hóa thị trường vốn và kiểm soát nợ xấu. 

Ngay trong giai đoạn sớm nhất có thể, giải pháp về thủ tục phá sản là một trong những biện pháp hữu hiệu hơn, hiệu quả hơn. Giải quyết thủ tục phá sản phức tạp hơn nhiều những tranh chấp thông thường. Các tranh chấp trong thủ tục phá sản liên quan đến nhiều Luật khác nhau như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,… và thực tiễn quản trị, điều hành DN.

Trải qua 9 lần tổ chức kể từ năm 2001, FAIR trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các nhà hoạch định chính sách, lập pháp, các cơ quan tư pháp, học giả trong lĩnh vực phá sản, những người hành nghề phá sản và đại diện của khu vực kinh tế tư nhân nhằm giúp các nước chia sẻ những bài học kinh nghiệm tốt phục vụ việc cải cách phá sản ở quốc gia mình.

FAIR 10 được Việt Nam đăng cai tổ chức thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề cải cách phá sản, và mong muốn học hỏi được kinh nghiệm từ các nước khác trong khu vực nhằm tiếp tục tiến trình cải cách trong lĩnh vực này. 
Đặc biệt diễn đàn lần này được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam mới ban hành Luật Phá sản năm 2014, trong đó có nhiều điểm tiến bộ được cộng đồng quốc tế ghi nhận và có thể sẻ chia với các nước về những thành tựu đạt được từ cải cách đó, đồng thời tiếp tục học hỏi kinh nghiệm, thực tiễn quốc tế để hoàn thiện pháp luật về phá sản tại Việt Nam. 

Chủ để Diễn đàn lần này là “Phục hồi ổn định” cho thấy tầm quan trọng của việc cải cách phá sản đối với việc phục hồi ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Tại Diễn đàn các đại biểu thảo luận xoay quanh các nội dung: Cập nhật thông tin của các nước- vai trò Luật phá sản trong khu vực; Quản tài viên- xây dựng thể chế để thực thi pháp luật; Sự phát triển của phá sản- những vấn đề mới; Sự phát triển của tái cấu trúc châu Á; Sự phát triển của cơ chế xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ngoài Tòa án...

Trong 2 ngày diễn ra sự kiện, các diễn giả Việt Nam trình bày 5 tham luận trong tổng số 9 chủ đề nhỏ của diễn đàn. So với FAIR 9, diễn đàn lần này thu hút nhiều hơn về số lượng đại biểu và đại diện của các nước tham dự.

NGUYỄN THANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh