THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:33

Dịch bệnh vi rút Zika và sốt xuất huyết gia tăng

Không để thông bản " trắng" về tiêm chủng trong công tác phòng chống dịch

"Nếu không thực hiện tốt biện pháp kiểm soát và ngăn chặn, dịch bệnh trên thế giới diễn biến phực tạp có khả năng xâm nhập vào Việt Nam hoặc bùng phát", Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu lo ngại.

Theo ông Trần Đắc Phu ,trong thời gian qua do biến động của thời tiết mưa nắng thất thường nên cũng có thể làm gia tăng các dịch bệnh trên. Ngoài ra, tuy bệnh sốt rét đã giảm nhưng phần lớn những ca bệnh nặng là do các cơ sở y tế phát hiện muộn và chẩn đoán sai bệnh. Điều đáng lo ngại hơn nữa là tình tình trạng kháng thuốc sốt rét.

Cùng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý khu vực phía Nam cần tập trung có những phương án phòng và chống dịch bệnh vi rút Zika và sốt xuất huyết hiệu quả hơn. "Nguyên nhân Việt Nam nằm trong vùng vành đai bệnh sốt xuất huyết và Zika mà tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo, vì vậy  vì 2 loại dịch bệnh này đang rất nóng bỏng, phức tạp", Thứ trưởng cho biết thêm. 

Còn ông Trần Đắc Phu cho rằng, để khống chế được dịch bệnh thì các cơ sở y tế cần phải tập trung vào giám sát những ca bệnh đầu tiên; duy trì và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 95% quy mô huyện, đồng thời đảm bảo trên 90% quy mô xã phường, không để thôn bản trắng về tiêm chủng chống dịch kịp thời; triển khai phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm, phần mềm tiêm chủng, xây dựng kho dữ liệu; đồng thời, chuẩn bị phương án kịch bản ứng phó với các tình huống về dịch bệnh và các nguy cơ về y tế công cộng. 
Song song đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu các cơ sở y tế cảnh giác đối với các dịch bệnh từ nước ngoài có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam như H7N9, Ebola... Đồng thời cần ưu tiên sự quan tâm với các bệnh không lây nhiễm.
Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam năm 2016 ghi nhận 219 trường hợp, từ đầu năm 2017 đã ghi nhận 13 trường hợp; bệnh sốt xuất huyết năm 2016 ghi nhận 110.876 trường hợp mắc (36 tử vong); bệnh tay chân miệng năm 2016 ghi nhận 45.554 trường hợp mắc (1 trường hợp tử vong). Xuất hiện một số ổ dịch cúm A/H5N1), A/H5N6 trên gia cầm, cúm mùa lưu hành 3 chủng A/H3N2 chiếm 44,4%, B chiếm 43,4%, A/H1N1 chiếm 12,2%; bệnh sốt rét năm 2016 ghi nhận 4.160 bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét (3 tử vong); bệnh dại năm 2016 ghi nhận 91 trường hợp tử vong; bệnh liên cầu lợn năm 2016 ghi nhận 90 trường hợp mắc, 7 trường hợp tử vong; bệnh than năm 2016 ghi nhận 15 trường hợp mắc; bệnh viêm não do vi rút năm 2016 ghi nhân 975 trường hợp mắc, 34 tử vong. 

Trong năm qua, các dịch bệnh mới nổi đã được ngăn ngừa và khống chế, không để xâm nhập hoặc bùng phát thành dịch lớn. Các bệnh dịch lưu hành tiếp tục được khống chế về tỷ lệ mắc và tử vong thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực có dịch lưu hành. Các bệnh có vắc xin tiêm chủng giảm mạnh nhờ duy trì tốt tỷ lệ tiêm chủng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh