CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:59

Đến sáng 28/4 Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19

Thông tin từ báo Sức khỏe đời sống, Tổng số ca mắc mới COVID-19 tính từ 6h sáng ngày 16/4 đến 6h ngày 28/4: 12 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến 6h ngày 28/4: Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tính từ 18h ngày 27/4 đến 6h ngày 28/4: 0 ca mắc mới.

Tính đến sáng 28/4, Việt Nam đã có 12 ngày không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng, tổng số giữ nguyên 270 ca mắc, tuy nhiên người dân không nên chủ quan để bảo vệ "thành quả", tiếp tục thực hiện tốt phòng bệnh báo tin tức thông tin.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 45.466 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 323, cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.459, cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 36.684 trường hợp. Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 8 ca; số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với virus SARS-CoV-2 là 6 ca.

Đến sáng 28/4 Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 - Ảnh 1.

Phun thuốt khử trùng ( Ảnh minh họa)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý vi phạm trong sử dụng kinh phí phòng, chống dịch COVID-19.

Xét đề nghị của Bộ Công an về tình hình vi phạm trong việc sử dụng kinh phí chống dịch COVID-19 tại một số địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thẩm định lại và thanh tra việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh… phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhất là các gói thầu mua sắm hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, máy thở, khẩu trang y tế, hóa chất vật tư tiêu hao, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Mấy ngày qua, nhiều người dân lại đổ ra đường, tụ tập đông người, và có nhiều trường hợp không đeo khẩu trang, các quán ăn sáng số lượng người đông, không đảm bảo giãn cách… Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra việc chấp hành của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trở lại nhằm đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch. Kiểm tra, xử lý vi phạm không đeo khẩu trang khi ra đường, xử lý đối với các cơ sở không tuân thủ quy định, hướng dẫn người dân không tụ tập đông người ở nơi công cộng để phòng, chống dịch... Lưu ý việc giảm giãn cách xã hội phải thực hiện từ từ, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu các đơn vị tiếp tục tuyên truyền để tất cả mọi người tiếp tục thực hiện nghiêm túc, tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền để người dân tiếp tục chống dịch.

Trong đó có 3 nội dung bắt buộc là: Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách khi di chuyển ngoài xã hội... các nội dung này sẽ không một sớm một chiều mà khả năng sẽ thực hiện trong thời gian dài.

LÊ NHUẬN (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh