CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:01

Đến sáng 21/10, thế giới ghi nhận hơn 41 triệu ca mắc COVID-19

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 vẫn là Mỹ với 225.325 trường hợp tử vong trong tổng số 8.462.357 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 115.305 ca tử vong trên 7.603.003 ca bệnh. Brazil đứng thứ ba với 154.226 ca tử vong trong số 5.251.127 bệnh nhân. Argentina vừa trở thành quốc gia thứ sáu trên thế giới có hơn 1 triệu ca mắc COVID-19.

Khu vực Mỹ Latin và Caribe bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với 381.719 ca tử vong trong tổng số 10.555.141 ca nhiễm; tiếp đó là châu Âu 252.192 ca tử vong trên 7.618.300 ca mắc bệnh. Châu Á có 160.898 ca tử vong trong số 9.804.700 ca mắc COVID-19; Trung Đông có hơn 53.900 ca tử vong; châu Phi có hơn 39.900 ca tử vong và số ca tử vong do COVID-19 tại châu Đại dương là hơn 1.000 người.

Đến sáng 21/10, thế giới ghi nhận hơn 41 triệu ca mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh internet.

Tại Ukraine, Hội đồng An ninh quốc gia Ukraine cho biết trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 113 ca tử vong - mức cao nhất trong 1 ngày từ trước tới nay. Như vậy, tính đến nay, Ukraine ghi nhận tổng cộng 309.107 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.786 trường hợp tử vong.

Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận thêm 75 ca tử vong do mắc COVID-19 - mức cao nhất trong 1 ngày kể từ đầu tháng 5. Trong khi đó, số ca nhiễm mới trong ngày tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng lên tới hơn 2.000 người - tương đương với mức đầu tháng 5 khi nước này áp đặt các lệnh hạn chế nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh. Hiện tổng cộng đã có 349.519 ca mắc COVID-19, trong đó có 9.371 trường hợp tử vong.

Trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận 16.319 ca mắc COVID-19 - mức cao nhất kể từ khi bùng phát dịch bệnh tại nước này, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.431.635 trường hợp, trong đó có 24.635 ca tử vong.

Nhiều nước châu Âu đang đẩy nhanh triển khai các biện pháp phòng ngừa nhằm đối phó dịch bệnh và Ireland đã trở thành quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên tái áp đặt lệnh phong tỏa.

Thủ tướng Ireland Micheal Martin cho biết, nước này sẽ quay trở lại tình trạng phong tỏa sau khi ban hành lệnh "ở nhà" trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, các trường học và cơ sở giáo dục vẫn được phép mở cửa. Các biện pháp mới - sẽ bắt đầu có hiệu lực trong vòng 6 tuần, kể từ 23h GMT ngày 21/10 (tức 6h00 ngày 22/10 theo giờ Việt Nam) - yêu cầu đóng cửa toàn bộ các cơ sở kinh doanh bán lẻ không thiết yếu, trong khi các nhà hàng và quán bar cũng chỉ được phép kinh doanh dịch vụ mang đồ ăn/uống về nhà.

Bỉ, nơi tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 nhập viện tăng 100% hồi tuần trước, đã quyết định đóng cửa quán bar và nhà hàng trong 1 tháng, đồng thời áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm. Trong khi đó, từng là tâm điểm của sự bùng phát dịch COVID-19 tại châu Âu hồi tháng 3, Italy đã nhanh chóng ban hành những biện pháp hạn chế mới nhằm tránh tái diễn kịch bản cũ. Theo đó, các nhà hàng, quán bar buộc phải đóng cửa sớm hơn, và các cơ quan, công ty đẩy mạnh hình thức làm việc từ xa. Chính phủ Ba Lan quyết định xây dựng một bệnh viện dã chiến tại sân vận động quốc gia nhằm giảm gánh nặng cho các cơ sở y tế vốn đang quá tải. Hơn 50% diện tích lãnh thổ Ba Lan bị xếp vào "vùng đỏ" COVID-19.

Trong khi đó, tại khu vực châu Phi, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết tổng số ca mắc COVID-19 và tử vong trên khắp châu lục này đã tăng lên lần lượt là 1.644.780 ca và 39.738 ca tính đến chiều 19/10. Số người khỏi bệnh cũng tăng lên 1.356.239 người.

Tại châu Mỹ, Canada ngày 19/10 đã ghi nhận 1.742 ca nhiễm mới, trong đó riêng Quebec đã có tới 1.038 ca. Tổng cộng số ca tại nước này đã vượt 201.000 người, trong đó hơn 9.700 ca tử vong. Theo thống kê của Viện Thông tin y tế Canada, từ khi đại dịch bùng phát đến nay, các cơ sở chăm sóc người cao tuổi bị ảnh hưởng nặng nề, với hơn 800 ổ dịch. Một thống kê đáng chú ý là hơn 80% số ca tử vong do COVID-19 ở Canada tập trung tại các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Hiện 7 trong số các điểm nóng tại tỉnh Ontario là các nhà dưỡng lão ở Pickering, Toronto, Brampton và Woodbridge.

Tại châu Á, ngày 19/10, Iran ghi nhận tới 337 ca tử vong do COVID-19 - mức tử vong theo ngày cao nhất từ trước đến nay tại nước này, nâng tổng số ca tử vong lên 30.712 ca. Trong khi đó, tổng số ca nhiễm tại Iran cũng tăng lên 534.631 ca sau khi có thêm 4.251 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua. Iran hiện là quốc gia Trung Đông chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Bộ Y tế Iran cho rằng hậu quả của việc tăng vọt số ca tử vong mới là do người dân không tuân thủ hướng dẫn y tế về phòng dịch và không đeo khẩu trang.

Tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ đang có chiều hướng lắng dịu. Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ cho biết trong 24 giờ qua, nước này phát hiện thêm 46.790 ca mắc COVID-19. Đây là mức lây nhiễm trong 1 ngày thấp nhất trong khoảng 90 ngày qua, đưa tổng số bệnh nhân COVID-19 tại Ấn Độ lên 7,59 triệu người, trong đó có 115.197 trường hợp tử vong. Số ca vẫn còn dương tính tại Ấn Độ tiếp tục ở dưới ngưỡng 800.000 trong ngày thứ 4 liên tiếp và tỷ lệ phục hồi đã tăng lên đến 88,63%.

BP (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh