THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:29

"Đêm liên hoan, đồng nghiệp uống nhiều rượu bất ngờ ra đi": người trẻ à, đừng lấy sức khỏe ra đổi lấy tăng lương nữa

01

Khi mà tiếng pháo hoa năm mới điểm lên, trong khi tất cả đều đang mong chờ một cuộc sống tươi đẹp, một khởi đầu mới thì thực tế lại giáng một đòn trần trụi.

Ngày 2/1, một tin tức nổi lên khắp mạng xã hội, một người đàn ông ở Nam Kinh, Trung Quốc, trong đêm tất nhiên đã uống quá nhiều rượu, sau khi về kí túc của công ty, được đồng nghiệp phát hiện ra đã qua đời.

Trong một khoảng thời gian, từ khóa "uống rượu liên hoan", "văn hóa uống rượu nơi công sở" bỗng nhiên hot trở lại.

Những buổi liên hoan tập thể, phía sau là hiện trạng của dân công sở, và là chỗ đau của những người trẻ.

Một sinh mệnh trẻ măng đột ngột ra đi, dù cảm thấy xót xa nhưng chúng ta đồng thời cũng phải suy nghĩ một điều: thăng chức tăng lương và sức khỏe, cái nào quan trọng hơn?

Tiệc nọ tiệc kia, và đã là tiệc thì nhất định không thể thiếu được tiết mục, uống rượu.

Uống rượu, từ một việc tình nguyện dần biến thành một kiểu uống để lấy lòng, uống vì không dám từ chối.

Điều không may đó là, cái văn hóa "anh không uống là không nể mặt tôi" này lại phải trả giá bằng cả một sinh mạng.

Không ít những trường hợp như vậy đã từng xảy ra.

2/2018, một thanh niên 29 tuổi ở Quảng Châu, Trung Quốc, sau bữa liên hoan tất niên đã qua đời tại kí túc xá của công ty, để lại người vợ trẻ và đứa con thơ.

3/2018, ở Thâm Quyến, một thanh niên được bầu là nhân viên ưu tú, đồng thời được thăng chức tăng lương, vì muốn thể hiện sự cảm kích, cậu chủ động mời rượu tất cả sếp và đồng nghiệp, đi hết một vòng xong đột nhiên lăn ra đấy, hỉ sự thành tang sự.

Theo thống kê, mỗi năm, những bữa tiệc rượu trên toàn cầu gây ra cái chết cho khoảng 4,9 triệu người, trong tất cả những nguy cơ gây mắc bệnh, uống rượu xếp ở vị trí thứ 3, chỉ xếp sau cao huyết áp và ma túy.

Một bác sỹ nọ từng đăng lên trang cá nhân của mình rằng: hai người trẻ đã mất đi sinh mạng trên bàn rượu, còn một cô gái trẻ vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.

Những bằng chứng sống của vị bác sỹ này nói với chúng ta một điều rằng: rượu tuy ngon, nhưng đừng tham uống nhiều.

Đối với những bi kịch này, có lẽ mọi người ai nấy cũng đều đang nghĩ, nên chú ý tới cơ thể, tính mạnh và sức khỏe của mình ra sao.

Đúng vậy, đời người có hạn, và sức khỏe thì là vô giá.

Nhưng sâu xa trong đó còn có một câu hỏi đáng để suy nghĩ hơn: trong một môi trường hỗn loạn và cạnh tranh cao như hiện nay, người trẻ làm sao để tự giác kỉ luật, làm sao ý thức yêu bản thân mình hơn?

Đêm liên hoan, đồng nghiệp uống nhiều rượu bất ngờ ra đi: người trẻ à, đừng lấy sức khỏe ra đổi lấy tăng lương nữa - Ảnh 1.

02

Dùng rượu để lấy lòng sếp, vậy còn thức đêm, tăng ca, đi công tác, không lẽ tất cả không phải?

Ở nơi làm việc, tai nạn do tự bào mòn sức khỏe của mình không phải trường hợp hiếm có gì.

Một lập trình viên ở Tân Cương, Trung Quốc, đột ngột qua đời do làm việc quá sức, tăng ca quá độ.

Cậu thanh niên 23 tuổi tại Bắc Kinh, bị chuẩn đoán ung thư dạ dày do thường xuyên tăng ca tới sáng sớm, lương tháng hàng chục triệu giờ đổ hết vào bệnh viện.

Chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Tansuotv, chết vì nhồi máu não và qua đời ở tuổi 39;

Scott Crusick, một kỹ sư Google 22 tuổi, qua đời trong văn phòng của mình.

Nếu như những bi kịch trên đều rất xa vời, thì bi kịch dưới đây lại xảy ra ngay bên cạnh tôi.

Đương sự là đồng nghiệp của một người bạn của tôi, anh ấy làm công việc liên quan tới phát triển Java cho công ty nọ, tôi từng nói chuyện với anh ấy vài lần qua các hoạt động leo núi mà chúng tôi tổ chức, ấn tượng của tôi là anh ấy là một người khá thích vận động và lạc quan.

Tháng 8 năm ngoái, người bạn nói với tôi: anh bạn kia qua đời rồi.

Thấy tôi kinh ngạc, câu ấy nói, 6 ngày liên tiếp tăng ca, hôm nào cũng tới hơn 2h sáng, hôm nay là ngày ra mắt dự án, mọi người chuẩn bị tiệc chúc mừng, bỗng nhiên anh ấy bị ngất, đưa tới bệnh viện thì đã không kịp cứu chữa.

Cậu bạn tôi nói: lúc ra đi, máy tính của anh ấy vẫn vang lên tiếng email về công việc, chỉ có điều, đã không còn người có thể trả lời lại được nữa.

Một câu chuyện, khiến tôi chợt bừng tỉnh: nghĩ đi nghĩ lại thì có phải mỗi khi một tin tức xấu truyền tới, chúng ta đều cảm thán sinh mệnh thật mong manh; có phải mỗi khi một sinh mạng ra đi, chúng ta đều cảm thấy nuối tiếc?

Nhưng sau đó thì sao? Nên tăng ca thì vẫn cứ tăng ca, nên thức khuya thì vẫn cứ phải thức khuya, chúng ta hoàn toàn quên đi những quyết tâm nhất thời của mình.

Nhưng sự việc lần này thực sự khiến tôi hiểu ra được một điều rằng: phải tử tế với sinh mạng, phải biết kính trọng và sợ hãi nó.

Có thể giữ được một sức khỏe tốt tới khi về hưu, quả thực đã là một niềm may mắn vô bờ.

Sinh mạng của chúng ta, không hề mạnh mẽ như chúng ta vẫn hay tưởng tượng; sự nguy hiểm khi tự bào mòn sức khỏe của mình, cũng lớn lao hơn rất nhiều so với chúng ta từng nghĩ.

Đêm liên hoan, đồng nghiệp uống nhiều rượu bất ngờ ra đi: người trẻ à, đừng lấy sức khỏe ra đổi lấy tăng lương nữa - Ảnh 2.

03

Rất nhiều người đánh cược cả sức khỏe của mình như vậy, tất cả cũng chỉ vì muốn có ngày có thể ngóc đầu lên ở nơi làm việc.

Nhưng chân tướng cuộc sống lại là: cơ thể một khi bị hao mòn, "thần chết" cũng sẽ theo chúng ta như hình với bóng.

Chúng ta ai cũng khát khao một tuổi trẻ tươi đẹp, xông pha thiên hạ, nhưng chúng ta cũng không được quên rằng: đời người là một đường chạy marathon, và chúng ta phải học cách chạy đường dài.

P. là một nhà lập kế hoạch quảng cáo nổi tiếng, nói về công việc thì P. chính là một con ong vô cùng chăm chỉ, suốt ngày công tác, đi ngủ sau 2h sáng, tiệc nọ rượu kia là cuộc sống bình thường của anh ấy. Có một lần, anh ấy thậm chí làm việc liên tục trong 70h đồng hồ.

Kết quả một ngày nọ, anh được chuẩn đoán là ung thư dạ dày giai đoạn cuối…

37 tuổi, người cha của hai đứa con, trụ cột của cả một gia đình, vợ thì ngày ngày u sầu vì bệnh của chồng.

P. khi ở trên giường bệnh rồi mới ngẫm lại mình, bào mòn sức khỏe để đối lấy sự nghiệp, rốt cuộc ý nghĩa nằm ở đâu?

Đối mặt với sự sợ hãi vì bệnh tật và sự trân trọng sinh mạng ngắn ngủi, anh đã viết lên trang cá nhân của mình rằng: Mọi người nhất định phải giữ gìn sức khỏe của mình, đừng uống quá nhiều rượu, hãy ăn cơm ở nhà.

Có thể đoán được rằng, ở nơi làm việc vẫn còn rất nhiều P. khác đang liều mình vì công việc cả ngày lẫn đêm.

Đêm liên hoan, đồng nghiệp uống nhiều rượu bất ngờ ra đi: người trẻ à, đừng lấy sức khỏe ra đổi lấy tăng lương nữa - Ảnh 3.

Nhưng mọi người cũng thực sự nên suy nghĩ một chút: công việc và tính mạng, sức khỏe và tài sản, rốt cuộc thì cái nào quan trọng hơn?

Hãy nhớ rằng, uống rượu hay thức khuya không phải con đường chủ đạo ở nơi làm việc, uống nhiều rượu cũng không phải cách để giúp bạn tăng lương.

Số dư của sinh mạng không có nhiều, vì vậy đừng dại dột mà tiêu nó quá nhanh.

Dẫu sao thì, khi mà bạn không còn nữa, những thứ như liên hoan cuối năm, thăng chức tăng lương, ước mơ giàu có, liệu có còn ý nghĩa gì?

Nhớ rằng, đời người là đường chạy marathon, và nó cần sức khỏe làm cái vốn.

Alexx

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh