CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:22

Đề xuất mới về kinh doanh xăng dầu

Đề xuất mới về kinh doanh xăng dầu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bộ Công Thương cho biết, sau hơn 5 năm ban hành và triển khai, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP là cơ sở pháp lý để Liên Bộ Công Thương – Tài chính điều hành thị trường xăng dầu trong nước bảo đảm nguồn cung phục vụ sản xuất, tiêu dùng, góp phần kiểm soát lạm phát, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua đã có sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất và kinh doanh mặt hàng xăng dầu trong nước (hiện nguồn cung từ sản xuất trong nước chiếm 70-75% tổng nguồn cung) nên công thức tính giá cơ sở dựa trên số liệu từ nguồn nhập khẩu không còn phù hợp; việc tham gia các hiệp định thương mại FTAs dẫn đến có nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu khác nhau từ các thị trường, khu vực được hưởng ưu đãi về thuế quan… Do đó, việc rà soát, sửa đổi bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP là cần thiết nhằm bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế.

Những nội dung mới tại dự thảo

Dự thảo sửa đổi, bổ sung đối tượng quản lý: Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, khái niệm về xăng dầu thuộc đối tượng quản lý chỉ bao gồm các sản phẩm từ quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu, không bao gồm các thương nhân sản xuất xăng dầu từ quá trình tái chế rác thải vì vậy đối tượng này chưa được quản lý. Do đó, cần xem xét lại và đưa loại hình này vào đối tượng quản lý.

Hiện nay, quy mô sản xuất xăng dầu trong nước đã chiếm từ 70-75% tổng nguồn cung cho thị trường trong nước vì vậy các thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hiện chủ yếu mua từ nguồn sản xuất trong nước do đó cần rà soát và thay đổi tên gọi và điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp đầu mối này cho phù hợp với điều kiện thực tế. Theo đó dự kiến nội dung này sẽ được điều chỉnh theo hướng đổi tên thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thành thương nhân đầu mối xăng dầu bao gồm 02 loại: thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu. Rà soát lại các điều kiện kinh doanh cho phù hợp.

Rà soát, sửa đổi công thức tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu

Tại thời điểm xây dựng Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, cơ cấu về nguồn chủ yếu là xăng dầu nhập khẩu (khoảng 70%); sản lượng xăng dầu trong nước được thực hiện theo cơ chế thu điều tiết và có giá bán tương đương xăng dầu nhập khẩu. Như vậy, việc xây dựng công thức tính giá cơ sở xăng dầu được hình thành trên các yếu tố chi phí tương ứng với nguồn nhập khẩu là phù hợp. Tuy nhiên đến nay, với sự thay đổi về cơ cấu nguồn cung (sản xuất trong nước chiếm 70-75%); số lượng doanh nghiệp đầu mối tăng, làm tăng tính cạnh tranh; việc tham gia các hiệp định thương mại FTAs dẫn đến có nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu khác nhau từ các thị trường, khu vực được hưởng ưu đãi về thuế quan; những thay đổi về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt; thay đổi về cơ chế tài chính áp dụng cho sản phẩm xăng dầu của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn...

Do vậy, cần thiết phải rà soát để sửa đổi công thức tính giá cơ sở dựa trên các yếu tố chi phí hình thành từ hai nguồn (trong nước và nhập khẩu, xác định mức thuế nhập khẩu phù hợp từ các nguồn khác nhau để đưa vào công thức tính giá) để kết cấu lại một mặt bằng giá chung làm cơ sở điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Trong quy định về công thức tính giá cơ sở, có hướng dẫn cụ thể về mức thuế nhập khẩu áp dụng cho phần giá nhập khẩu phù hợp với việc tổng hợp từ các nguồn nhập khẩu với các mức thuế suất khác nhau.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh