Để năng suất lao động không ngừng tăng
- Huyệt vị
- 22:25 - 16/06/2016
Tuy số lượng vườn cây không lớn so với một số đơn vị trong ngành, tuy nhiên công việc khai thác luôn diễn ra hiệu quả, sản lượng khai thác luôn vượt chỉ tiêu sản xuất kinh doanh… Để có được điều đó, có sự đóng góp không nhỏ từ báo chí, tuyên truyền.
Với phong trào luyện tay nghề - thi thợ giỏi được Công ty tổ chức hàng năm là cách thức đào tạo tay nghề cho NLĐ, góp phần vào việc nâng cao tay nghề cho CNLĐ. Đồng thời hội thi cũng là động lực phấn đấu cho CNLĐ, vì tay nghề cao thì tăng năng suất lao động, tăng thu nhập.
Nhiều năm liền đạt năng suất cao
Theo ông Lê Phi Hùng, Tổng Giám đốcCông ty cổ phần Cao su Phước Hòa cho biết, với phong trào luyện tay nghề - thi thợ giỏi được Công ty tổ chức hàng năm là cách thức đào tạo tay nghề cho người lao động, góp phần vào việc nâng cao tay nghề cho công nhân. Đồng thời hội thi cũng là động lực phấn đấu cho người lao động, vì tay nghề cao thì tăng năng suất lao động, tăng thu nhập. Đến nay Công ty đã có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có tay nghề giỏi ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được đảm bảo tốt về quy trình kỹ thuật thu hoạch mủ góp phần vào việc tăng năng suất, sản lượng.
Công nhân đang khai thác mủ
Cùng với đó, thông qua các cơ quan báo chí, công ty cũng làm tốt công tác tuyên truyền luật lao động, các chính sách của Đảng và Nhà nước để người lao động thực hiện. Động viên kịp thời những tấm gương lao động giỏi, biết vượt khó vươn lên trong cuộc sống.
Năm 2014, Cty đã khai thác gần 19 ngàn 200 tấn mủ cao su (đạt 101,03%), năng suất bình quân 2,017 tấn mủ/héc ta. Trong đó có 3 nông trường (Lai Uyên, Bố Lá, Nhà Nai) 8 năm liên tiếp đạt năng suất bình quân trên 2 tấn/héc ta.
Chăm lo tốt đời sống NLĐ
Việc tổ chức hội thi tay nghề hằng năm không chỉ là dịp để đánh giá, kiểm tra trình độ tay nghề của công nhân khai thác mủ cao su mà còn tạo cơ hội để công nhân trong Cty có điều kiện giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất ở đơn vị mình là yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất, xây dựng vườn cây cao su bền vững. Anh Quách Thanh Tuyền, công nhân Nông trường Hội Nghĩa, nhiều năm liền đạt danh hiệu tay nghề xuất sắc công nông trường và Cty, luôn là một trong những người đứng đầu về năng suất lao động, năm 2014 năng suất lao động đạt 7,5 tấn mủ/năm, trong khi đó năng suất lao động bình quân của nông trường đạt 5,8 tấn mủ/năm. Anh Tuyền chia sẻ: “Ngày mới vào làm tay nghề còn non kém nên gặp không ít khó khăn, những lát dao cạo chưa được “ngọt”, khiến sản lượng mủ cao su thu được thấp”. Với tình thần chịu thương chịu khó, học hỏi kinh nghiệm của lớp đàn anh, đàn chị đi trước, tham gia những cuộc thi “luyện tay nghề - thi thợ giỏi” tay nghề anh Nam từng bước được nâng cao. Nhiều năm liền anh Nam luôn đạt thành tích thợ giỏi cấp nông trường và Công ty, vườn cây do anh đảm nhận luôn nằm trong top dẫn đầu về sản lượng khai thác. Từ một người lao động với hai bàn tay trắng bước vào đời, anh đã tạo dựng cho mình một cơ ngơi khá tươm tất, mua được đất, cất được nhà, sắm sửa đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt cho gia đình.
Ông Lê Phi Hùng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần cao su Phước Hòa đang trao giấy chứng nhận công nhân luyện tay nghề xuất sắc
Để nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, công nhân viên, Công ty đặt nhiều loại báo để mọi người cùng đọc, thảo luận. Tổ chức hội diễn văn nghệ, hội thao cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác để động viên khích lệ mọi người trong đơn vị hăng hái thí đua, sản xuất.
Nhiều thế hệ gắn bó với công việc
Không chỉ quan tâm đến hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, trong nhiều năm qua Cty cùng với tổ chức đoàn thể luôn quan tâm chăm lo đời sống cho đoàn viên là NLĐ. Mặc dù trong 3 năm qua giá bán mủ cao su liên tục giảm mạnh ảnh hưởng tới lợi nhuận Cty. Tuy nhiên, việc làm, thu nhập và các chế độ phúc lợi khác vẫn được Cty duy trì đảm bảo cho CNLĐ. Chị Đặng Thị Ngọc Nga, công nhân khai thác mủ Nông trường Cao su Hội Nghĩa, gia đình có 3 thế hệ gắn bó với nghề chia sẻ: Thế hệ của bà và mẹ cũng có khi phải trải qua những lúc thăng trầm với nghề, tuy nhiên bà và mẹ vẫn luôn gắn bó với nghề. Rồi đến mình cũng vậy, những khó khăn gần đây rồi sẽ qua đi ! Thu nhập của CNLĐ ngành cao su phần lớn phụ thuộc vào giá bán mủ, những năm trước đây bán được giá Cty thu lợi nhuận cao, nhờ đó lương của CNLĐ cũng được tăng theo. Giá bán mủ giảm thì thu nhập cũng giảm theo. Hai ba năm trở lại đây giá bán mủ cao su luôn giảm xuống mức thấp, vì vậy thu nhập của CNLĐ cũng giảm theo nhưng chưa khi nào chị Nga có ý nghĩ bỏ nghề. Bởi theo chị Nga trong lúc khó khăn vì giá bán mủ xuống thấp nhưng Cty luôn chăm lo tốt cho đời sống và đảm bảo tốt các chế độ, chính sách cho CNLĐ. Trong đó phải kế đến việc đảm bảo mức thu nhập cho CNLĐ, duy trì bữa ăn giữa ca, tổ chức cho CNLĐ đi tham quan nghỉ dưỡng… Chủ tịch công đoàn Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa Lê Thị Kim Hoa cho biết: Với 73 gia đình có 3 thế hệ gắn bó với Cty, đây là những gia đình nòng cốt trong phong trào thi đua lao động sản xuất để những gia đình CNLĐ khác noi gương.
Khi NLĐ được chăm lo về vật chất tinh thần họ sẽ hết lòng vì công việc, vì sự phát triển của Công ty.