THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:26

Hành trình sơn mài Việt thành di sản thế giới

 

Tác phẩm tranh sơn mài Vườn xuân Trung Nam Bắc nổi tiếng của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - Ảnh: T.L

Trước lời đề nghị này, vừa qua, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để Bộ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham gia hợp tác xây dựng hồ sơ. Theo đó, phía Hàn Quốc cho biết khả năng sẽ có sự tham gia của cả Trung Quốc và Nhật Bản. Như vậy, hồ sơ có thể được xây dựng bởi 4 quốc gia tiêu biểu có nghề sơn mài truyền thống lâu đời và phát triển.

Năm ngoái, nghi lễ và trò chơi kéo co đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Các nước tham gia lập hồ sơ đề nghị công nhận gồm: VN, Campuchia, Philippines và Hàn Quốc.

Dấu tích từ lâu đời

Tại chùa Dâu (Bắc Ninh), ngôi chùa được xây dựng thế kỷ thứ 2, vẫn còn lưu giữ các bức tượng Phật ở nhiều triều đại lịch sử khác nhau được sơn son thếp vàng. Đó là dấu tích cho thấy nghề sơn mài VN có từ lâu đời.

Theo các tài liệu nghiên cứu, sơn mài đã phát triển từ nghề thủ công truyền thống, sang nghề thủ công mỹ nghệ, cao hơn là tranh sơn mài. “Tranh sơn mài chính là điểm độc đáo của sơn mài VN. Trong khi nhiều quốc gia khác có sơn mài, nhưng chủ yếu là sơn mài mỹ nghệ”, họa sĩ Lê Thiết Cương nhìn nhận. Họa sĩ Bùi Hoài Mai nói rõ thêm: “Tranh sơn mài VN khi mài ra màu sắc bắt ánh sáng, nước sơn trong vắt, lộ rõ nhiều lớp lang”.

Tranh sơn mài xuất hiện cùng với kỹ thuật mài, trong khi trước đó, người xưa chỉ sơn chứ không mài. Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập vào năm 1925 đã giúp hình thành giai đoạn phát triển rực rỡ của tranh sơn mài Việt, mà Nguyễn Gia Trí là người đã đặt những viên gạch đầu tiên, để sau đó, mở ra giai đoạn phát triển rực rỡ cho tranh sơn mài Việt, ghi dấu vào lịch sử hội họa với nhiều tên tuổi lớn như Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Phan Kế An...

Tuy nhiên, hiện nay nghệ thuật sơn mài truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một. Một trong những lý do là số lượng họa sĩ vẽ tranh sơn mài đang ngày càng ít đi. Họa sĩ Lê Thiết Cương cho rằng việc đó bắt nguồn từ nguyên nhân “vẽ tranh sơn mài rất phức tạp, tốn nhiều công sức, trong khi nguyên liệu thì đắt đỏ”. Ngoài ra, nhiều năm trở lại đây, trong giới hội họa đang xảy ra những cuộc tranh cãi gay gắt về xu hướng mỹ nghệ hóa sơn mài, tức là giảm bớt các công đoạn và sử dụng không đúng nguyên liệu làm sơn mài truyền thống.

Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, có một câu chuyện đáng buồn là hiện nay, trong số 10 người vẽ tranh sơn mài thì có đến 8 đang làm không đúng quy trình và sử dụng những nguyên liệu sơn mài không đúng với truyền thống. Ông Cương ví dụ: “Để biến sơn sống thành sơn then (màu đen), người xưa làm hoàn toàn bằng tay. Họ dùng một thanh gang non gọi là mỏ vầy ngoáy đều trong nồi bằng gỗ. Sau một khoảng thời gian, sơn sống thành sơn chín. Và trong quá trình dùng mỏ vầy, chất sắt tự nhiên trong thanh gang non tiết ra tạo nên màu sơn đen đẹp mắt. Còn bây giờ, họ mua sơn sống, cho ít bột sắt ngoài cửa hàng hóa chất rồi dùng mô tơ ngoáy”.

Bảo tồn vùng nguyên liệu

Họa sĩ Bùi Hoài Mai cũng lo rằng, đệ trình sơn mài là di sản nhưng có khi chưa được công nhận thì di sản đã mất rồi. “Hiện nay, không còn nhiều vùng trồng cây sơn nữa”, ông Mai nói. Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, hiện nay chỉ còn Thanh Sơn, Phú Thọ là vùng duy nhất trên cả nước trồng được những cây sơn tốt. “Một năm chỉ có một mùa cây sơn được thu hoạch tốt nhất, đó là mùa thu. Khi ấy, nhiều thương lái Trung Quốc chờ ở đây để thu mua loại tốt nhất. Những cây sơn chất lượng kém được bán cho người thợ thủ công ở các làng nghề trong nước”, họa sĩ Lê Thiết Cương cho biết.

Họa sĩ Lê Thiết Cương cho rằng để giữ gìn được sơn mài truyền thống, trước hết phải bảo tồn vùng nguyên liệu, hỗ trợ cho những người trồng sơn ở đây, lưu giữ những giống cây sơn chuẩn không bị lai tạp, đồng thời hạn chế xuất khẩu sơn sống. Ngoài ra, cần phải có chính sách bảo tồn, khuyến khích những gia đình làm chuẩn, hay xem xét bỏ thuế cho họ vì hiện nay ở những làng nghề chỉ còn lại rất ít nhà làm nghề sơn mài.

Hàn Quốc nỗ lực bảo tồn nghệ thuật sơn mài

“Chính phủ Hàn Quốc đang triển khai chính sách hỗ trợ để bảo tồn nghệ thuật sơn mài (Hàn Quốc còn gọi là Ottchil). Ví dụ, khi kỹ thuật najeonjang (sơn phủ lên bề mặt gỗ, chạm khảm vỏ trai để trang trí dùng làm đồ dùng hay đồ trang sức), sử dụng trong nghệ thuật sơn mài, được nhìn nhận là di sản văn hóa phi vật thể quan trọng của Hàn Quốc, các nghệ nhân nổi tiếng được chính phủ hỗ trợ để bảo tồn kỹ thuật này.

Đồng thời, Quỹ di sản văn hóa Hàn Quốc và các cơ quan ban ngành tại các tỉnh, thành cũng chung tay gây quỹ để hỗ trợ Bảo tàng Mỹ thuật Ottchil duy trì và điều hành cơ sở thủ công nghiệp, phòng trưng bày và cơ sở đào tạo nghệ thuật chạm khảm hay hội họa sơn mài, đồng thời nỗ lực trong công tác bảo tồn tác phẩm, truyền thụ kỹ thuật. Tại các sự kiện hay chương trình giới thiệu về Hàn Quốc tại nước ngoài, các sản phẩm nghệ thuật chạm khảm, sơn mài truyền thống luôn được đưa ra”, bà Kim Joo-hyun, chuyên gia nghiên cứu sơn mài, Bảo tàng Ottchil Hàn Quốc cho biết.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh