THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:40

Để không đứt chuỗi nguồn cung

Khoảng cách địa lý giữa các vùng cung ứng nông sản ở miền Đông, miền Tây Nam bộ và Tây nguyên với các địa bàn tiêu thụ chính như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An... chỉ có một vài trăm km, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà giá hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng đã đội lên rất nhiều lần. Có nghĩa, chi phí trung gian tăng cao, và quan trọng hơn là hoạt động vận chuyển - kho vận đang gặp rất nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn, không thể vận hành một cách trơn tru, thông suốt.

Để không đứt chuỗi nguồn cung - Ảnh 1.

Để không đứt chuỗi nguồn cung (Ảnh minh họa)

Mặc dù các cơ quan chức năng cho biết nhiều vướng mắc về vận chuyển và lưu thông hàng hóa đã được tháo gỡ, nhưng thực tế là nhiều nông sản ở các địa phương vẫn khó tiêu thụ, với nguyên nhân chính là do nhiều kênh phân phối bị gián đoạn.

"Gia súc, gia cầm muốn tiêu thụ ở thành phố phải qua các cơ sở giết mổ, pha lóc và đóng gói, trong khi các khâu này đều bị ảnh hưởng do giãn cách" - một lãnh đạo Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết về một trong những vướng mắc khiến cho nông sản khó đến với người tiêu dùng, mặc dù đang ứ đọng rất nhiều ở vùng sản xuất.

Đại diện Sở NN&PTNT Đồng Nai cho biết khoảng 70% lượng nông sản, thủy hải sản của địa phương được tiêu thụ qua chợ đầu mối. Do đó, khi TP.HCM ngưng các chợ đầu mối, nhiều thương lái ở tỉnh cũng ngưng hoạt động. "Song song với khâu bán lẻ qua các đầu mối dã chiến, chính quyền các tỉnh cần xem xét sớm mở lại các chợ đầu mối hoặc điểm bán hàng dã chiến có quy mô lớn để thương lái có kênh tiêu thụ" - vị này đề xuất. Vai trò của hai chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn là rất quan trọng trong cung ứng thực phẩm cho người dân TP.HCM và tiêu thụ nông sản cho các địa phương khu vực phía Nam.

Nhiều đầu mối cung ứng tại các tỉnh có dấu hiệu "đứt gãy", do đó để khôi phục chuỗi cung ứng, cần phải tìm cách tái kết nối các điểm bị đứt gãy ở cả hai đầu, tháo gỡ dần những khó khăn, vướng mắc trong khâu vận chuyển.

Trong thời gian tới, sẽ có ngày càng nhiều địa phương dần tháo dỡ giãn cách xã hội, từng bước thiết lập trạng thái "bình thường mới". Đây là điều kiện thuận lợi để tái thiết hệ thống cung ứng - vận chuyển - giao nhận - phân phối. Đây cũng là thời điểm cần thiết phải xúc tiến công việc này một cách khẩn trương để góp phần hình thành các yếu tố quan trọng trong khái niệm "bình thường mới" hiện nay.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: Trước khi sống chung với dịch bệnh, chúng ta phải sống chung với nhau. Theo đó, lãnh đạo địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, thương lái và người nông dân phải có tư duy sống chung với nhau như ngồi chung một bàn tròn để cùng nhau chia sẻ và gỡ rối. Có vậy thì trạng thái "bình thường mới" mới được vận hành một cách hiệu quả và an toàn.

KHÁNH NGUYỄN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh