Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 có 10 dự án thành phần, trong đó có 12 tiểu dự án và 33 nội dung, nhiệm vụ.
Theo kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, nguồn thực hiện chương trình này là 873,41 tỷ đồng (ngân sách trung ương 793,41 tỷ đồng, ngân sách địa phương 80 tỷ đồng). Năm 2022, nguồn này là 215,713 tỷ đồng (trung ương 195,713 tỷ đồng, địa phương 29,357 tỷ đồng).
Với chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh đã tổ chức giao vốn từ nguồn đầu tư phát triển cho 11 đơn vị cấp huyện, sở, ngành và tương đương là 10,11 tỷ đồng (giai đoạn 2021 - 2025). Riêng năm 2022 là 876 triệu đồng và vốn từ nguồn đầu tư công của tỉnh, đến nay đã có quyết định phân bổ 64 tỷ đồng cho các đơn vị cấp huyện và tương đương.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 1 (2021 - 2025), Bình Phước có 10 dự án thành phần. Trong đó, có 12 tiểu dự án và 33 nội dung, nhiệm vụ. Theo Kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG này là 873 tỷ 410 triệu đồng, gồm ngân sách trung ương 793 tỷ 410 triệu đồng, ngân sách địa phương 80 tỷ đồng. Năm 2022, nguồn này là 215 tỷ 713 triệu đồng, gồm ngân sách trung ương 195 tỷ 713 triệu đồng, ngân sách địa phương 29 tỷ 357 triệu đồng.
Trong khi đó, theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2022, đến nay đã tổ chức giao vốn từ nguồn đầu tư phát triển cho 11 đơn vị cấp huyện và tương đương và sở, ngành 10,11 tỷ đồng cho giai đoạn 2021 - 2025, riêng năm 2022 là 876 triệu đồng. Vốn từ nguồn đầu tư công của tỉnh, đến nay đã có quyết định phân bổ 64 tỷ đồng cho các đơn vị cấp huyện và tương đương.
Hiện nay, ở cả 2 chương trình này đang gặp những khó khăn như: 2022 là năm đầu thực hiện chương trình giảm nghèo của giai đoạn, phải thực hiện đồng bộ nhiều công việc từ xây dựng cơ chế đến văn bản hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho địa phương triển khai thực hiện. Chương trình giảm nghèo giai đoạn này có nhiều điểm mới cần thời gian nghiên cứu, vận dụng để phù hợp với thực tiễn của tỉnh.
Chương trình phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi gặp khó khăn liên quan đến cơ chế thực hiện. Nhất là cơ chế về lồng ghép, cơ chế huy động vốn, nội dung hỗ trợ, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất… chưa rõ, cần có hướng dẫn cụ thể. Việc bố trí các nguồn vốn cũng chưa đảm bảo tính đồng bộ.