THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:54

Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân

.

Theo ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, thông điệp này bắt nguồn từ thực trạng: Trên thế giới, phụ nữ, trẻ em chiếm hơn ¾ trong tổng số hơn 50 triệu người bị buộc phải di chuyển khỏi nơi mình đang cư trú do những nguyên nhân như xung đột vũ trang và thiên tai. Khi có khủng hoảng xảy ra, họ thường phải gánh chịu rất nhiều những rủi ro như: Bị lạm dụng và bóc lột tình dục, gánh chịu bạo lực, bị cưỡng hôn, mắc các bệnh có liên quan tới sức khỏe sinh sản, và tử vong do không được bảo vệ hoặc không được viện trợ để có thể đáp ứng hoặc giải quyết các nhu cầu của họ. Đặc biệt, khi các tình huống khẩn cấp xảy ra thì các nhu cầu cụ thể của nhóm đối tượng trên thường bị bỏ qua.

Tư vấn cho chị em phụ nữ về biện pháp tránh thai hiện đại.    ảnh: THANH HẢI.

Trong khi đó, việc tiếp cận với các dịch vụ cấp cứu sản khoa cơ bản và toàn diện, hoặc trong các dịch vụ KHHGĐ thường hết sức khó khăn; các dịch vụ  điều trị cho nạn nhân sống sót sau khi gánh chịu bạo lực giới thường chỉ ở mức vừa đủ hoặc hoàn toàn không có; việc chăm sóc và phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn rất hạn chế trong trường hợp các cuộc khủng hoảng kéo dài và trong giai đoạn mới bắt đầu phục hồi. Không phải ngẫu nhiên mà 8 trong số 10 nước có tỷ lệ tử vong mẹ cao nhất trên thế giới là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự xung đột và bất an. 

Là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề do con người gây ra, bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão lũ; tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn, cũng như sự bất thường của lượng mưa và các hình thái thời tiết khác. Việt Nam đã có những tiến bộ trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, song thành tựu đó đang bị đe dọa do biến đổi khí hậu và có nguy cơ bị đảo ngược nếu kịch bản xấu nhất xảy ra. Cùng với các ngành khác, ngành dân số cũng bị ảnh hưởng nặng nề của vấn đề này. Do đó, ngành dân số sẽ chú trọng nhiều hơn đối với việc tăng cường đảm bảo dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho người dân ở khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai; nâng cao năng lực chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo việc cung cấp một cách kịp thời, hiệu quả dịch vụ SKSS/KHHGĐ trước, trong và sau thiên tai nhằm giảm rủi ro về bệnh tật và các hệ lụy không mong muốn khác.

Ông Nguyễn Văn Tân cho biết, thời gian tới, ngành dân số sẽ tập trung vào 5 giải pháp: Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức, điều hành, quản lý công tác chuẩn bị, đáp ứng và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai của ngành từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách trong chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số. Thiết lập cơ chế thông tin trong ngành để đánh giá tác động thiên tai và làm cơ sở cho việc chủ động chuẩn bị, ứng phó. Triển khai nghiên cứu bổ sung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, kỹ năng ứng phó với thiên tai của cán bộ trong ngành...

Thái An

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh