CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:30

Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề

Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề  - Ảnh 1.

Ngày 17/9, Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề.

Dự Hội nghị có các đồng chí: Lê Tấn Dũng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; Lê Văn Hoạt, Vụ trưởng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ; Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; TS Lê Hải Bình, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương; cùng các đảng viên trong các đơn vị trực thuộc Bộ.

Tại hội nghị, thông tin về kết quả đại hội Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH lần thứ 9, nhiệm kỳ 2020 – 2025 diễn ra trong hai ngày 17 và 18/8/2020, ông Nguyễn Văn Hoạt cho biết, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH khóa IX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đại hội khóa IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã bầu 23 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH khóa IX nhiệm kỳ 2020 - 2025; Đại hội cũng đã bầu 5 đồng chí là đại biểu chính thức và 1 đồng chí là đại biểu dự khuyết, đại diện cho Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH đi dự Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương; Đại hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội.

Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề  - Ảnh 2.

Ông Lê Văn Hoạt, thông tin về kết quả Đại hội Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH lần thứ 9, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Chia sẻ về một số nội dung mới của Bộ luật Lao động 2019, ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết về sự cần thiết sửa đổi Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, qua 5 năm thi hành đã xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập cần phải bổ sung, sửa đổi về một số nội dung như: Hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, kỷ luật lao động, lao động nữ, thúc đẩy bình đẳng giới… Mục đích của việc sửa đổi Bộ luật Lao động lần này là sẽ nghiên cứu để sửa đổi cơ bản, toàn diện Bộ luật hiện hành nhằm góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy thị trường lao động phát triển; giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành sau 5 năm áp dụng trên thực tế và tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn về tuyển dụng, sử dụng lao động góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam.

Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề  - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết một số nội dung mới của Bộ luật Lao động 2019.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết tổng quan của Bộ luật sửa đổi, theo đó sửa đổi cơ bản, toàn diện Bộ luật Lao động năm 2012, với bố cục 17 chương, 220 điều, trong đó, giảm 22 điều so với hiện hành; sửa đổi, bổ sung gần 200 điều trong tất cả các chương; sửa đổi Điều 54, 55 và 73 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (sửa đổi về điều kiện hưởng lương hưu khi tuổi nghỉ hưu có sự thay đổi); sửa đổi Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 do thay đổi về quy trình giải quyết tranh chấp lao động.

Đồng thời, ông Bình cũng nêu ra 10 nội dung sửa đổi, bổ sung lớn của bộ luật, đó là: Tăng cường sự linh hoạt trong việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động; tôn trọng các nguyên tắc của hợp đồng trong kinh tế thị trường. Tăng cường tính linh hoạt, tự chủ của các bên quan hệ lao động về tiền lương thông qua đối thoại, thương lượng. Linh hoạt, hài hòa hơn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Bảo vệ lao động nữ trên cơ sở bảo đảm bình đẳng giới. Tăng cường bảo vệ các nhóm lao động đặc thù bảo đảm không phân biệt đối xử. Thể chế hóa Nghị quyết TW số 28-NQ/TW: Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu chung theo lộ trình chậm. Thể chế hóa Nghị quyết TW 06-NQ/TW: Quy định về tổ chức của người lao động không thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hoàn thiện quy định về đối thoại tại nơi làm việc trong bối cảnh đa tổ chức đại diện. Qui định về thương lượng tập thể: Doanh nghiệp có thể có nhiều tổ chức đại diện nhưng chỉ có một thương lượng tập thể và một thỏa ước lao đông tập thể được ký kết. Nội dung sửa đổi, bổ sung chính về tranh chấp lao động và đình công…

Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề  - Ảnh 4.

TS Lê Hải Bình cho biết, do đại dịch Covid-19 nên tình hình thế giới trong gần 1 năm qua có rất nhiều biến động.

Thông tin về tình hình thế giới và khu vực, TS Lê Hải Bình, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, do đại dịch Covid-19 nên tình hình thế giới trong gần 1 năm qua có rất nhiều biến động, có thể nói chưa bao giờ nền kinh tế thế giới lại lâm vào tình trạng như vậy. Dịch Covid-19 trở thành lực cản đà tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Tuy không rơi vào tăng trưởng âm như một số nước, song năm nay, khả năng GDP rất khó đạt mức kỳ vọng đề ra. Thậm chí, dự báo, tăng trưởng cả năm chỉ đạt khoảng 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%.

Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề  - Ảnh 5.

Các đại biểu tham dự hội nghị chuyên đề.

"Báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, kinh tế thế giới năm nay sẽ tăng trưởng âm 4,9%, trong khi 2 tháng trước dự báo chỉ âm 3%. Các nền kinh tế lớn trên thế giới đều sụt giảm sản lượng nghiêm trọng, như: Hoa Kỳ có thể âm 8%, khu vực Euro âm 10,2%... Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, dường như năm 2020, mục tiêu cao nhất của hầu hết các nước có lẽ là chống suy thoái hoặc cố gắng duy trì mức tăng trưởng dương. Đáng chú ý, 12/46 nền kinh tế đang phát triển ở châu Á có thể tránh kịch bản tăng trưởng âm trong năm nay, trong đó có: Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar… Nếu tính luôn cả Đông Nam Á, khu vực này được dự báo giảm 3,8% năm nay trước khi tăng trưởng 5,5% trong năm tới. Tương tự, kinh tế Ấn Độ sẽ giảm 9% năm nay trước khi tăng trưởng 8% trong năm 2021", ông Bình cho hay.

Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề  - Ảnh 6.

Quang cảnh hội nghị chuyên đề.

TS Lê Hải Bình cũng thông tin thêm trong bối cảnh Covid-19, các điểm nóng trên thế giới lại tăng lên, như: Bán đảo Triều Tiên, biển Đông diễn biến phức tạp. Căng thẳng ngày càng leo thang trong mối quan hệ Mỹ-Trung đang trở thành mối đe dọa không chỉ với kinh tế của hai nước này mà còn với phần còn lại của thế giới…

THANH HÒA. Ảnh: TỐNG GIÁP

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh