THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 09:02

Đăng ký sáng chế của chủ thể Việt Nam tăng nhanh hơn chủ thể nước ngoài

Toàn cảnh hội nghị

Toàn cảnh hội nghị

Báo cáo tại hội nghị, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cho biết, trong giai đoạn 2013 - 2022, tốc độ tăng trưởng bình quân của đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích tại Việt Nam là 9,11%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của số đơn đăng ký sáng chế của chủ thể Việt Nam đang tăng lên nhanh hơn so với đơn của chủ thể nước ngoài. 

Điều đó cho thấy, các tổ chức, cá nhân trong nước bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến đối tượng sở hữu trí tuệ này. Đồng thời, tổng số lượng đơn đăng ký giải pháp hữu ích trong 1 thập kỷ vừa qua của chủ thể Việt Nam lớn gấp hơn 2,27 lần so với đơn của chủ thể nước ngoài; tốc độ tăng trưởng đơn đăng ký giải pháp hữu ích của chủ thể Việt Nam là 8,82%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng của chủ thể nước ngoài.

Tại Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, địa phương này rất chú trọng đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Tỉnh tập trung phát triển khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm; đồng thời hỗ trợ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn.

Đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2.041 đơn đăng ký nhãn hiệu, đã được cấp 1.196 Giấy chứng nhận nhãn hiệu; trong 107 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được cấp 82 văn bằng bảo hộ độc quyền; trong 80 đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích đã được cấp 18 văn bằng bảo hộ độc quyền.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có 2 chỉ dẫn địa lý, 5 nhãn hiệu chứng nhận và 49 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm. Hiện tại, tỉnh đang làm thủ tục bảo hộ 2 chỉ dẫn địa lý và nhiều nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể khác.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho rằng, việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đang đặt ra nhiều yêu cầu trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Do đó, mỗi một địa phương cần có những đề xuất, tham mưu để hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cũng cần có biện pháp để khai thác các chính sách khai thác tài sản trí tuệ, biến tri thức thành của cải vật chất để phát triển xã hội. Đồng thời cũng cần tăng cường đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các hoạt động sở hữu trí tuệ. 

Đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2.041 đơn đăng ký nhãn hiệu

Đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2.041 đơn đăng ký nhãn hiệu

Tại Hội nghị, đại biểu đã được nghe báo cáo các chuyên đề về sở hữu trí tuệ, đồng thời thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến về bảo hộ tài sản trí tuệ, nâng cao hiệu quả tài sản trí tuệ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ tại các địa phương.

Dịp này, Bộ KH&CN và tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao Bằng khen cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sở hữu trí tuệ.

CAO TIẾN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh