CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:54

Dàn thí sinh Olympia gây tranh cãi

Hơn 20 năm phát sóng, Đường lên đỉnh Olympia đã trở thành sân chơi trí tuệ của mọi nhà, mọi lứa tuổi đều yêu thích. Chương trình quốc dân này đã chứng tỏ sức lan tỏa mạnh mẽ khi mỗi Quán quân vô địch đều trở thành niềm tự hào, tấm gương cho lứa học trò tiếp theo, thậm chí nhiều gia đình còn đặt tên con theo nhà vô địch để "lấy may".

Xuất hiện trên sóng truyền hình, những cô cậu thí sinh cũng vì thế mà dễ bị soi mói nhiều hơn. Đôi khi hành động không chủ ý, thể hiện cảm xúc thái quá cũng trở thành mục tiêu tấn công của cộng đồng mạng.

Cùng điểm lại những lần thí sinh Olympia gây tranh cãi trên sóng truyền hình.

Quán quân Olympia 2020 bị "ném đá" vì thái độ tự tin quá đà, không lễ phép

Xuất hiện trong trận chung kết năm cùng năng lực thi đấu vượt trội, nữ sinh Thu Hằng (trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) đã luôn thi đấu bằng phong thái bình tĩnh, tự tin cùng chiến thuật hợp lý.

Tuy nhiên, nhiều khán giả lại cho rằng cô bạn bộc lộ cảm xúc có phần tự tin thái quá khi có những màn ăn mừng chỉ tay lên trời, dang rộng hai tay những lúc trả lời đúng câu hỏi. Điều này được đánh giá không phù hợp khi phát sóng truyền hình trực tiếp.

Dàn thí sinh Olympia gây tranh cãi: Quán quân 2020 bị ném đá tự tin thái quá, không lễ phép, nam sinh khóc nức nở bị chê giả tạo - Ảnh 1.

Thu Hằng reo hò khi biết tin mình đã giải đúng từ khóa trong phần thi Vượt chướng ngại vật.

Dàn thí sinh Olympia gây tranh cãi: Quán quân 2020 bị ném đá tự tin thái quá, không lễ phép, nam sinh khóc nức nở bị chê giả tạo - Ảnh 2.

Hành động nhận nhiều chỉ trích của nữ Quán quân trong phần thi Về đích cuối cùng của nam sinh Dũng Trí.

Bên cạnh đó, trước khi kết thúc phần thi Về đích, nghe nam sinh Dũng Trí chia sẻ không thể thực hiện giấc mơ đội vòng nguyệt quế và chọn gói câu hỏi an toàn, Thu Hằng cũng bộc lộ rõ sự vui mừng vì biết chắc vị trí Quán quân Olympia đã thuộc về tay mình. Điều này khiến nhiều khán giả khó chịu và thấy rằng không tôn trọng đối thủ, "thể hiện sự vui mừng trên nỗi đau của người khác".

Sau khi trận đấu kết thúc, Thu Hằng tâm sự mình có nhược điểm là đôi khi bị cảm xúc lấn át khiến cho bản thân không kìm chế được. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến nữ sinh có hành động như vậy trên sóng truyền hình.

Màn múa quạt của "chị em Khá Bảnh" 

Xuất hiện trong cuộc thi Tuần 2 - Tháng 1 - Quý 3 năm 2019, một màn múa quạt của nữ sinh Phạm Huệ Anh từ trường THPT Ea H'Leo (Đắk Lắk) đã thu hút sự chú ý của dân tình.

Dàn thí sinh Olympia gây tranh cãi: Quán quân 2020 bị ném đá tự tin thái quá, không lễ phép, nam sinh khóc nức nở bị chê giả tạo - Ảnh 3.

Màn múa quạt đó đã gây nên tranh cãi trái chiều trên MXH. Bên cạnh những bình luận ủng hộ vì sự hài hước mà nữ sinh mang lại cho chương trình, cũng tồn tại một số ý kiến trái chiều thể hiện sự mỉa mai chỉ trích như "học nhiều quá nên không bình thường" hay học theo một thanh niên bất hảo.

Trước đó, nam sinh Lại Kinh Châu (THPT Hồ Thị Kỷ, Quảng Nam) cũng từng gây tranh cãi với màn múa quạt trên nền nhạc remix 999 đóa hồng trong cuộc thi Tuần 2 - tháng 3 - Quý II.

Dàn thí sinh Olympia gây tranh cãi: Quán quân 2020 bị ném đá tự tin thái quá, không lễ phép, nam sinh khóc nức nở bị chê giả tạo - Ảnh 4.

Nam sinh bị chỉ trích vì khóc như mưa, "khóc giả tạo quá"

Trong vòng thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18 của cuộc thi tuần 1, tháng 1, quý I, nam sinh Trần Hoài Nam (trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội) đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế.

Khi MC Diệp Chi công bố kết quả, nam sinh Hà thành đã ngồi thụp xuống và úp mặt vào cuốn vở khóc nức nở. Anh chàng vẫn liên tục khóc như vậy cho đến tận khi được MC mời lên bục nhận vòng nguyệt quế danh giá.

Dàn thí sinh Olympia gây tranh cãi: Quán quân 2020 bị ném đá tự tin thái quá, không lễ phép, nam sinh khóc nức nở bị chê giả tạo - Ảnh 5.

Hoài Nam ôm mặt khóc nức nở khi biết mình là nhà vô địch vòng tuần.

Dàn thí sinh Olympia gây tranh cãi: Quán quân 2020 bị ném đá tự tin thái quá, không lễ phép, nam sinh khóc nức nở bị chê giả tạo - Ảnh 6.

Nhiều bình luận chê bai và cho rằng, nếu tâm trạng thế này sẽ khó tiến sâu vào Đường lên đỉnh Olympia.

Khoảnh khắc này đã khiến nam sinh bị "ném đá" không thương tiếc, mệnh danh là "Nhà vô địch mít ướt nhất lịch sử Olympia". Nhiều người cho rằng hành động này quá lố, không biết kiềm chế cảm xúc, thái độ không được bình tĩnh, "nếu vào được trận chung kết chắc khóc ngập cả S14".

Thí sinh Olympia liệu có đáng trách khi bộc lộ cảm xúc thật trên sóng truyền hình?

Có một thực tế, những lời chỉ trích chỉ ra mất 5 giây buông ra dễ dàng nhưng lại vô tình làm tổn thương nặng nề tâm lý của các bạn thí sinh. Nam sinh Trần Hoài Nam sau khi bị chê thiếu bản lĩnh, là "nhà vô địch mít ướt nhất lịch sử Olympia" đã tâm sự trong một buổi phỏng vấn rằng vô cùng buồn và cảm thấy xúc phạm trước những lời bình luận ác ý.

Trước những chỉ trích lớn của cộng đồng mạng, ít ai tìm hiểu và biết rằng Quán quân Olympia 2020 Thu Hằng có nhược điểm là khó kiềm chế cảm xúc, đến mức cô bạn từng vô cùng tiếc nuỗi trước lỗi sai của mình trong cuộc thi tháng. Chiến thắng chung kết của Thu Hằng có lẽ sẽ trọn vẹn hơn nếu nữ sinh này không nhận về những chỉ trích không đáng có.

Xét trên nhiều góc độ, việc người trẻ thể hiện thái độ hay bộc lộ cảm xúc của mình trước kết quả bản thân đạt được không hề sai trái và cần nhận được cái nhìn cảm thông sự khác biệt của mọi người. 

Dàn thí sinh Olympia gây tranh cãi: Quán quân 2020 bị ném đá tự tin thái quá, không lễ phép, nam sinh khóc nức nở bị chê giả tạo - Ảnh 7.

Đường lên đỉnh Olympia là cuộc thi trí tuệ, được đại diện tham gia thi đấu và nhận vòng nguyệt quế là điều vô cùng đáng để tự hào - vậy nên không tránh khỏi những giây phút thí sinh bộc lộ cảm xúc tự nhiên khi đối mặt với tình huống gay cấn.

Đứng trước áp lực của máy quay, việc bình tĩnh đã là chuyện khó nói chi đến việc phải giữ, phải kiềm chế cảm xúc thật trước mặt khán giả. Những thí sinh khi đi thi, họ có quyền được vui với chiến thắng của bản thân, được khóc khi đau buồn, miễn sao không để hành động của mình ảnh hưởng đến người khác.

Việc đánh giá tính cách ai đó chỉ vì vài hành động trên sóng truyền hình, để rồi phủ nhận công sức bao lâu của họ, là điều chỉ mang tính chất chủ quan. Sau tất cả, hãy nhớ rằng thí sinh Olympia cũng chỉ là những cô cậu học trò cấp 3, và họ quyền được sống thật với con người và cảm xúc của mình.

Vân Trang - Design: Huyền Trang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh