THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:04

Đại lễ Phật đản giữa "mùa Covid"

Đại lễ Phật đản giữa "mùa Covid" - Ảnh 1.

Ở nơi khởi nguồn của đạo Phật - Ấn Độ, dịch vẫn đang tiếp tục tàn phá đất nước này, gây biết bao đau thương, mất mát.

Trong thông điệp đại lễ Phật đản Phật lịch 2565, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhắn nhủ, trong thế giới biến động ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với những khủng hoảng nghiêm trọng về dịch bệnh, về môi trường, biến đổi khí hậu và xung đột ở khắp nơi trên thế giới. Hơn bao giờ hết, nhân loại cần đón nhận năng lượng niềm tin nơi kho tàng giáo lý vi diệu của đức Phật. Chỉ khi đó, chúng ta mới vượt qua những thách thức khủng hoảng này.

"Dựa trên học thuyết về nguyên lý duyên sinh giúp mọi người nhận ra rằng, tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về nguyên nhân của các khủng hoảng và tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào nhau. Do đó, chúng ta phải chung tay làm việc cùng nhau trong việc giải quyết những thách thức khôn lường đang diễn ra hằng ngày. Đại dịch Covid-19 đã khiến cả thế giới nhận ra rằng chúng ta cần sát cánh bên nhau và phải cùng nhau hành động vì mục tiêu và lợi ích chung", thông điệp nêu rõ.

Theo tập quán, Phật đản (Rằm tháng Tư) và Vu lan (Rằm tháng Bảy) là hai dịp lễ lớn của phật tử cả nước, cũng là dịp mà những người tin vào tâm linh thường có những cuộc thăm viếng chùa, hành hương, tu tập... với mong muốn "gột rửa tâm hồn", hướng tới sự thanh tịnh, bình tâm trước những biến động phức tạp của đời sống. Các chùa chiền, địa chỉ tâm linh thường sẽ rất đông đúc. Sinh hoạt tôn giáo, tâm linh là một nhu cầu chính đáng của mọi người nhưng việc tụ tập đông người cũng chính là nguyên nhân gây bùng phát dịch.

Trước tình hình đó, Giáo hội đã yêu cầu tăng, ni, phật tử các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước theo sát diễn biến tình hình dịch bệnh, thực hiện nghiêm các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, các văn bản chỉ đạo của UBND các tỉnh, thành phố trong phòng, chống dịch. Tại các tỉnh, thành phố đã có các ca mắc Covid-19 hoặc nguy cơ cao lây lan trong cộng đồng, các chùa, cơ sở tự viện cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và hướng dẫn của chính quyền địa phương, tạm dừng mọi hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người.

Tại các tỉnh, thành phố chưa phát hiện các ca mắc Covid-19 thì các chùa, cơ sở tự viện không tổ chức các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người. Trong trường hợp thật sự cần thiết khi được chính quyền cho phép thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng, thông điệp 5K của Bộ Y tế; đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khử khuẩn, hạn chế tối đa số lượng người tham dự; nghiêm túc khai báo y tế online, tiêm vắc xin phòng dịch. Giáo hội chỉ đạo trụ trì các chùa sẽ phải chịu trách nhiệm trước Giáo hội và pháp luật nếu để xảy ra các tình trạng không kiểm soát chặt chẽ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới.

Đức Phật hiện thân ra đời vì lợi ích, hạnh phúc cho số đông. Không chỉ thường trụ ở cõi đời này để giáo hóa chúng sinh mà đức Phật còn hiện hữu hàng ngày làm lợi ích cho chúng sinh. Thể hiện đức tin và tấm lòng kính yêu đối với đức Phật không gì bằng việc mọi người phải nêu cao sự đồng thuận, đoàn kết chung tay cùng Chính phủ và toàn xã hội vượt qua đại dịch, ổn định đời sống và phát triển đất nước.

BẢO KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh