THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:22

Đặc sắc nghi lễ truyền thống các dân tộc Tây Nguyên

 

 

Già làng kêu gọi thần linh che chở cho dân làng trong lễ bắc máng nước của người Xơ Đăng.

 

Nước về, dân làng dân tộc xơ Đăng no ấm.


Tham gia trình diễn có hơn 220 nghệ nhân đến từ các buôn, làng Tây Nguyên và phục dựng 5 nghi lễ, nghi thức phong phú, có giá trị nguyên bản truyền thống của dân tộc. Người M’nông của tỉnh Đắk Nông trình diễn “Lễ cưới”; Đoàn tỉnh Kon Tum trình diễn nghi lễ “Bắc máng nước” của người Xơ Đăng; Người K’ho của tỉnh Lâm Đồng trình diễn lễ hội “Mừng lúa mới”... 

 

 

Già làng dân tộc K’ho cảm ơn thần linh đã ban cho làng một mùa vụ bội thu và cầu vụ mới thóc lúa đầy nhà.

 

Điệu múa của cô gái K’ho trong nghi lễ "Mừng lúa mới" làm say đắm lòng người.

 

Các nghệ nhân đã phát huy niềm say mê, trình diễn các nghi thức, nghi lễ công phu, để giới thiệu, quảng bá đến người xem được thưởng thức những tiết mục văn hóa dân gian đặc sắc của dân tộc mình. Nghi lễ, nghi thức dân gian được tổ chức, thể hiện mong ước của con người được khỏe mạnh, may mắn, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, buôn làng yên vui; được gặp gỡ giao lưu sau những ngày lao động vất vả.

 

Người dân K’ho quây quần bên hũ rượu cần sau phần lễ "Mừng lúa mới".

 

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà H'Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định: “Các nghi lễ, nghi thức của đồng bào các dân tộc thiểu số là kho “tài sản” quý báu góp phần làm nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung và cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói riêng. Trước sự tác động của thị trường, văn hóa truyền thống dần bị mai một, nỗ lực khôi phục, bảo tồn, nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên là việc rất cần thiết, có ý nghĩa to lớn để lưu giữ, trao truyền cho con cháu đời sau”.

 

Người M’nông trình diễn "Lễ cưới" độc đáo và đặc sắc.

 

Chàng rể đeo vòng tay đính ước cho cô dâu tại giường cưới trong "Lễ cưới" của người M’nông.

 

Theo bà H'Yim Kđoh, nghi thức, nghi lễ đem lại đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc niềm tự hào, hạnh phúc, đoàn kết, thương yêu, lòng nhân ái, thể hiện tính bình đẳng, dân chủ trong cộng đồng. Đây là sự kiện quan trọng và cũng là cơ hội để các đồng bào dân tộc Tây Nguyên được gặp gỡ, giao lưu văn hóa, tô thắm tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em, và góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

Sau các lễ hội, dân làng và khách đến dự hội cùng nắm tay đoàn kết nhảy múa vui vẻ.

 

Hoạt động phục dựng nghi lễ, nghi thức văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên góp phần thêm phong phú và thành công của chương trình Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 tại tỉnh Đắk Lắk.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh