THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:58

Đà Nẵng vững ngôi "vương", TP Hồ Chí Minh "bật" khỏi top 5

 

Các khách mời, đại diện doanh nghiệp Việt Nam, FDI, lãnh đạo các tỉnh, thành... tham dự Lễ công bố PCI 2015

Chi phí ‘bôi trơn’ tiếp tục tăng, DN Việt… “chậm lớn”

Sáng 31/3, VCCI phối hợp với Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2015 tại Hà Nội.
Đây là lần thứ 11 liên tiếp VCCI công bố bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam.
Theo đó, quán quân PCI năm 2015 tiếp tục là Đà Nẵng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Đà Nẵng trụ vững tại ngôi đầu bảng với số điểm 68,34, ghi nhận lần thứ 6 thành phố này dẫn đầu cả nước kể từ khi chỉ số PCI được công bố.

VCCI đánh giá, việc trung tâm hành chính tập trung của thành phố đi vào hoạt động từ tháng 9/2014, đã phát huy hiệu quả trong việc tiết kiệm nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho cả người dân, doanh nghiệp lẫn cán bộ, công chức.

Đa số các chỉ tiêu đo lường chi phí thời gian và hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính của Đà Nẵng đều cải thiện. Tỉ lệ doanh nghiệp cho biết họ “không phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký” tăng từ 67% năm ngoái lên 70%, tỉ lệ đánh giá “cán bộ công chức làm việc hiệu quả” cũng tăng từ 71% năm ngoái lên 76%.
Phát biểu khai mạc, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, VCCI đã xuất bản cuốn sách về PCI 2015. Trong quyển báo cáo này, VCCI đã chọn rất nhiều màu xanh – biểu tượng Nhịp trống (Drum beat) trong bức tranh của Hoạ sỹ Henry Appiah người Ghana làm bìa trang nhất và chủ đề của toàn bộ báo cáo và sự kiện công bố PCI 2015.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI phát biểu khai mạc lễ công bố PCI 2015

Theo ông Lộc, tiếng trống thể hiện không khí gấp gáp, thúc giục các tỉnh, thành phố cần nhanh chóng cải cách, mau chóng đổi mới chất lượng điều hành, gấp rút cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp.

Cụ thể, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, qua PCI 2015 cho thấy, tỉ lệ doanh nghiệp cho biết phải chi trả chi phí không chính thức tăng qua các năm, từ 50% (2013), lên tới 64,5% (2014) và 66% (2015). Hơn 11% doanh nghiệp tham gia điều tra năm nay cho biết các khoản chi cho riêng mục này chiếm tới hơn 10% tổng doanh thu của họ, tăng nhẹ so với 2014 (10%). Vẫn có 65% doanh nghiệp cho biết tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến.
Số liệu khảo sát cho thấy, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các doanh nghiệp tại Việt Nam. Dẫn từ Sách Trắng DNNVV Việt Nam năm 2014 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, ông Đậu Anh Tuấn cho hay, có tới 97,6% doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là các DNNVV. Khu vực này giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của bất cứ một địa phương hay quốc gia nào. Nhưng nghịch lý ở chỗ, các doanh nghiệp này ở nước ta còn “ngại lớn”.
Giải thích nguyên nhân tình trạng này, ông Đậu Anh Tuấn chỉ rõ: Qua khảo sát PCI 2015, có tới 74% doanh nghiệp từng đón tiếp các đoàn thanh kiểm tra trong tất cả các lĩnh vực trong năm vừa qua. Có một hiện tượng đáng lo ngại: Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, gánh nặng về thanh tra, kiểm tra càng cao. Chi phí thực hiện thủ tục hành chính tăng, rủi ro tăng lên khi quy mô tăng.

TP Hồ Chí Minh bật khỏi Top 5, Hà Nội ì ạch tăng 2 bậc
Năm nay, thành phố Hồ Chí Minh  bị bật khỏi Top 5 - nhóm địa phương được đánh giá "rất tốt", tụt hạng 2 bậc từ vị trí thứ 4 xuống vị trí thứ 6, hoán đổi vị trí cho Vĩnh Phúc. Quảng Ninh cũng thăng hạng 2 bậc lên vị trí thứ 3, đẩy Lào Cai xuống vị trí thứ 5 bảng xếp hạng.

Nhìn chung, những tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng được đánh giá có nhiều sáng kiến cải cách trong cải cách hành chính như tinh gọn bộ máy, công khai, minh bạch trong đánh giá và lựa chọn cán bộ, chất lượng điều hành rất tốt.

Đại diện các tỉnh tốp 5 PCI 2015 nhận chứng nhận

Vị trí của Hà Nội có cải thiện từ vị trí thứ 26 lên thứ 24 và nằm trong nhóm "khá". Tuy nhiên, với vai trò là Thủ đô của cả nước nhưng Hà Nội vẫn "nhạt nhòa" trong bảng xếp hạng PCI hàng năm cho thấy dư địa cải cách của Hà Nội vẫn còn rất lớn. Nhất là tại các tiêu chí đánh giá, Hà Nội "đội sổ" ở hai chỉ số thành phần "gia nhập thị trường" và "tiếp cận đất đai".

Trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước lần đầu tiên có sự góp mặt của Quảng Nam. Trước đó, tỉnh này từng có 6 lần xuất hiện trong nhóm 15 tỉnh, thành đứng đầu PCI.

Theo đơn vị khảo sát, lần đầu tiên kể từ khi báo cáo PCI ra mắt năm 2005, số lượng doanh nghiệp tham gia phản hồi vượt qua ngưỡng 10.000. Nếu tính thêm 1.584 doanh nghiệp FDI, tổng phản hồi điều tra lên tới hơn 11.700 doanh nghiệp, con số cao kỉ lục trong lịch sử điều tra PCI.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp Đà Nẵng giữ vị trí quán quân của PCI và đây là lần thứ 6 thành phố này đứng đầu về PCI kể từ khi công bố xếp hạng (PCI 2015 là lần thứ 11 liên tiếp VCCI công bố bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam). 
Báo cáo đánh giá: Trung tâm hành chính tập trung của TP Đà Nẵng đi vào hoạt động từ tháng 9/2014, đã phát huy hiệu quả trong việc tiết kiệm nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho cả người dân, doanh nghiệp lẫn cán bộ, công chức. Năm nay, đa số các chỉ tiêu đo lường chi phí thời gian và hiệu quả thực hiện TTHC của Đà Nẵng đều cải thiện.

Hướng tới việc xây dựng một thành phố thông minh, Đà Nẵng đã xây dựng mô hình chính quyền điện tử thúc đẩy phát triển nhanh các dịch vụ trực tuyến, hiện đại hóa quản lý hành chính công, giám sát được hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước.

Với Đồng Tháp, Báo cáo này cho rằng, “là một tỉnh nằm ở vị trí khuất nẻo, Đồng Tháp đang dần xác lập hình ảnh một chính quyền gần dân và doanh nghiệp. Năm nay, Đồng Tháp tiếp tục duy trì được phong độ của mình. Đây là năm thứ 8 liên tiếp tỉnh này vào tốp 5 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI cả nước”.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, Đồng Tháp đã chú trọng xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính với mục tiêu xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân, xem hành chính là để phục vụ xã hội, phục vụ người dân… chứ không phải công cụ quản lý xã hội.

Đáng chú ý nữa, bên cạnh những mô hình như “nụ cười công sở”, “Ngày thứ sau nghe dân nói”…., UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch giảm 30% số cuộc hội họp để lãnh đạo các ngành, các địa phương có nhiều thời gian đi cơ sở để tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, giúp giải quyết, tháo gỡ từng điểm nghẽn.

 

PCI là bộ chỉ số được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam để đánh giá mức độ thuận lợi của thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh khác nhau (như thủ tục đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép, thanh tra, kiểm tra, tham nhũng…) và mức độ hỗ trợ của chính quyền (như tính năng động, đào tạo nghề, giải quyết tranh chấp…) theo đánh giá của các doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại địa phương.

 Theo VCCI, năm nay, Ban tổ chức nhận được sự phản hồi của 10.158 doanh nghiệp tư nhân trong nước tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 1.823 doanh nghiệp thành lập trong năm 2015 và gần 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ 43 quốc gia đang làm ăn tại Việt Nam.

Nguyễn Thanh/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh