Cuốn sách "A dog called Money" giúp con nhận thức tài chính
- Chia sẻ
- 17:09 - 07/06/2020
Cuốn sách "A dog called Money" là một câu chuyện cổ tích kể về cô bé 12 tuổi người Đức, Kira, nhờ có sự giúp đỡ tới từ người bạn của mình là chú chó nhỏ có tên Money, cô bé đã biết làm sao để kiếm ra tiền đồng thời quản lý tài chính, từ đó giúp đỡ gia đình vượt qua được rất nhiều khó khăn.
Trông thì có vẻ là một câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em, nhưng đây lại là "câu chuyện cổ tích về quản lý tài chính" và là bài học vỡ lòng về tài chính thích hợp cho cả trẻ em lẫn người lớn. Nếu bạn đã là cha mẹ, hãy cho con mình đọc cuốn sách này, bồi dưỡng cho con nhận thức và hứng thú về tài chính ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời giúp con lập nên một "danh sách nguyện vọng", rồi thông qua nỗ lực và tìm tòi, đi hiện thực hóa ước mơ.
Nếu bản thân bạn chưa có hiểu biết về "kế hoạch tài chính", vậy thì cuốn sách này cũng rất thích hợp cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về phương diện này đọc và học tập.
Cuốn sách "A dog called Money"
Thiết lập một "danh sách ước mơ"
Trước khi Money quyết định truyền lại cho Kira những quy tắc về tiền bạc, Money đã yêu cầu Kira viết ra 10 lý do "muốn trở nên giàu có", để chứng minh rằng mình thực sự có nguyện vọng "muốn trở nên giàu có".
Kira đã liệt kê ra 10 lý do "muốn trở nên giàu có":
Một chiếc laptop.
Mọi đĩa CD mà mình muốn có.
Chiếc quần bò hàng hiệu màu đen.
Giúp đỡ những đứa trẻ không được giàu có giống như mình.
Mùa hè năm sau tham gia chương trình trao đổi sinh ở Mỹ, nâng cao trình độ tiếng Anh.
Giúp ba mẹ trả hết nợ nần.
Mời cả đại gia đình đi Ý ăn một bữa thật lớn.
Thường xuyên gọi điện cho người bạn cách xa mình 200 nghìn mét, muốn gọi bao lâu thì gọi.
Mua đôi giày thể thao tuyệt đẹp mà mình ao ước bấy lâu.
Một chiếc xe đạp 18 tốc độ.
Chuẩn bị một cuốn "sổ tay ước mơ"
Sau khi lập ra danh sách ước mơ, Money yêu cầu Kira chuẩn bị một cuốn "sổ tay ước mơ", thu thập một vài bức ảnh liên quan tới khát vọng của mình.
Thông qua việc hàng ngày giở những bức hình đó ra xem, ước mơ của chúng ta đang được "thị giác hóa" – tưởng tượng mình đã mua được một chiếc laptop, giúp ba mẹ trả hết nợ, còn được đi Mỹ trao đổi – tưởng tượng ra những viễn cảnh thành công đó sẽ giúp tăng thêm động lực giúp chúng ta đi hiện thực hóa ước mơ của mình.
Chuẩn bị một "ngân hàng heo đất ước mơ"
Nếu các bạn nhỏ trong gia đình đã lập ra được cho mình một "danh sách ước mơ", muốn hiện thực hóa ước mơ, bạn sẽ không thể tách ra khỏi được chuyện tiền bạc. Tác dụng của heo đất ước mơ chính là một hình thức tiết kiệm cho ước mơ, chuẩn bị cho mình một chú heo đất hoặc đơn giản là một chiếc lọ thủy tinh, rồi viết những ước mơ của mình dán lên đó.
Đối với các bạn nhỏ mà nói, có lẽ các bạn sẽ lo lắng rằng: nếu đem hết tiền đi nuôi heo đất, vậy thì có nghĩa là tiền ăn vặt hàng ngày của mình sẽ ít đi.
Người lớn hướng dẫn con cái của họ ra sao, điều này rất quan trọng, hãy "đánh lạc hướng", khuyên con nghĩ theo một hướng khác rằng: thay vì ngồi đó lo lắng tiền tiêu vặt bị ít đi, chi bằng nghĩ xem làm sao mới có thể kiếm thêm được nhiều tiền tiêu vặt hơn?
Một số trẻ em có thể gặp một vài khó khăn và thất bại trên con đường thực hiện ước mơ, nhưng đó cũng là điều tốt, bởi bạn cần phải để chúng biết rằng, kiếm tiền là một việc không hề dễ dàng.
"Nhật kí thành công"
Money còn đề cập tới một đạo lý vô cùng quan trọng rằng: Bạn có thể kiếm được tiền hay không, điều quan trọng không nằm ở việc bạn có phương pháp tốt hay bạn thông minh tới đâu, mà là ở mức độ tự tin của bạn.
Để thiết lập sự tự tin, hãy chuẩn bị cho mình một cuốn sổ, đặt tên cho nó là "nhật kí thành công", sau đó, ghi lại tất cả những việc thành công của ngày hôm nay vào nhật kí, ít nhất hãy viết ra 5 thành quả của mình, dù chỉ là những việc vô cùng nhỏ nhặt.
Tác dụng của nhật kí thành công nằm ở chỗ, khi bạn cảm thấy mình làm không tốt điều gì đó, hãy mở cuốn nhật kí, rồi từ trong đó, bạn sẽ tìm ra bằng chứng để tin rằng thực ra, mình có năng lực để hoàn thành bất cứ điều gì.
"Lập tức hành động"
Có "danh sách ước mơ", "sổ tay ước mơ", "heo đất ước mơ", "nhật kí thành công", tiếp theo, đó là, lập tức hành động.
Tính tự giác kỉ luật của các bạn nhỏ là khá yếu, cần tới sự khích lệ và để mắt của người lớn. Ngoài việc thúc đẩy con mình hình thành nên thói quen tiết kiệm, cha mẹ cũng cần phải ý thức dạy con suy nghĩ "làm sao để tăng thu nhập" - tất nhiên không phải là lăn lê ăn vạ để ba mẹ cho thêm tiền, nếu không nó sẽ biến thành ba mẹ thực hiện ước mơ thay con rồi.
Phần lớn cuốn sách "A dog called Money" đều dùng để miêu tả cách Kira "lập tức hành động" để hiện thực hóa danh sách mục tiêu của mình.