CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:55

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham gia Chương trình Giai điệu tự hào

 

Vùng lên, nhân dân Miền Nam anh hùng

 Vùng lên xông pha vượt qua bão bùng…

 Vận nước đã đến rồi, bình binh chiếu khắp nơi

 Dựng xây non nước sáng tươi huy hoàng

Số tháng 12, phát sóng vào 20h10 thứ 6 ngày 25/12/2015 - kênh VTV1. Với sự ngưỡng vọng về một thế hệ hào hùng của tuổi trẻ những con người sẵn sàng dấn thân cho Cách mạng: “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”...

 Hành trình của nụ cười, tiếng hát vượt lên trên mọi mất mát đau thương dưới sự ác liệt của bom đạn, sự tàn sát khủng bố đẫm máu của kẻ thù trên những vùng chiến khu mệnh danh là “vùng đất chết”, tiếng hát vẫn vang lên, niềm tin và sự hồn nhiên, trong sáng, lý tưởng sống vẫn chưa bao giờ bị tiêu diệt, nhưng những cánh rừng mai vàng rực thơ mộng  báo mỗi độ xuân về. Đó cũng là những mùa vui chiến thắng.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ có màm giao lưu đặc biệt trong chương trình số tháng 12
Với nhiều lí do khác nhau, thế hệ trẻ ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam sinh ra sau năm 1975 tại miền Bắc, miền Trung khó có thể hình dung một cách toàn cảnh - Panorama - về sự hy sinh, quật cường của đồng bào, chiến sỹ miền Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ và anh dũng của dân tộc.  Khái niệm về cuộc sống ở “Chiến khu” Nam bộ là một câu chuyện khá mơ hồ và giống như huyền thoại. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hơn 20 năm đất nước cắt chia trong cuộc chiến khốc liệt để đi đến ngày thống nhất, miền đất phương Nam luôn là một ẩn số trong tâm thức người miền Bắc và miền Trung.(Thậm chí, cho đến tận ngày hôm nay cũng vậy)

Không phải ngẫu nhiên mà trong đời sống, sinh hoạt ở chiến khu Nam bộ, người ta thường bắt đầu bằng bài hát “Xuân Chiến Khu” của nhạc sĩ Xuân Hồng. Bài hát ấy là khúc nhạc dạo đầu của mơ ước, của ý chí đấu tranh, kỳ vọng vào một ngày toàn thắng của dân tộc.

 

Chương trình “Giai điệu tự hào” tháng 12/2015 là sự ngưỡng vọng về một thế hệ hào hùng của tuổi trẻ, những con người sẵn sàng dấn thân cho cách mạng: “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Những lý tưởng giản dị và sôi nổi ấy đã phải trải qua những thời khắc đau thương, mất mất và quật khởi, kể từ cuộc Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân ở Miền nam được bắt đầu từ mùa xuân Đồng Khởi Bến Tre 17/01/1960, cuộc tập dượt tiến đánh Tua Hai của lực lượng vũ trang quân Giải phóng ngày 26/01/1961 và đặc biệt là sự kiện lịch sử: Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam ngày 20/12/1960.

 Vậy là hành trình của nụ cười, tiếng hát “Xuân chiến khu” chính là hành trình của một chặng đường 55 năm đấu tranh và giành lại độc lập, thống nhất của dân tộc. Những người thanh niên từ mùa xuân chiến khu năm ấy đã tự hào với lòng mình, tự hào với thế hệ con cháu mình vì đã hoàn thành được lời di chúc thiêng liêng của Bác Hồ: “Non sông liền một dải, Nam Bắc sum họp một nhà, đất nước trọn niềm vui”.

 

Đó cũng chính là ý tưởng khiến cho chương trình muốn thực hiện một số đặc biệt của “Giai điệu tự hào” tháng 12/2015 với chủ đề “Xuân Chiến Khu” để nhấn mạnh đến sự kiện ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cách đây vừa tròn 55 năm, đồng thời cũng là thông điệp có ý nghĩ sâu sắc trước thềm Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XII, đầu năm 2016.

Đây sẽ là lần đầu tiên “Giai điệu tự hào” đưa những nhân chứng sống vào thực hiện chương trình như những người dẫn chuyện và đồng hành cùng các tiết mục ngay trên phim trường và trên sân khấu.

Chương trình sẽ được tái hiện như một cuốn phim về thăm lại các căn cứ, chiến khu nổi tiếng năm xưa.Các tiết mục được lựa chọn sẽ dần được tái hiện theo từng mảng ký ức ùa về trong tâm trí những người chiến sĩ cách mạng mà tạo thành một cuốn phim hấp dẫn, cảm động với khán giả sân khấu “Giai điệu tự hào”.

Các nhân vật trong phim tư liệu xưa và nay, cũng chính là những nhân vật trung tâm lên sân khấu đó là những tác giả, chiến sĩ năm xưa hoặc những cô y tá, giao liên, du kích của hơn 50 năm về trước, giờ đây đã lên ông lên bà, với mái đầu điểm bạc nhưng tâm hồn vẫn trẻ trung và tràn đầy nhiệt huyết như: Phạm Minh Tuấn, Nguyễn Hữu Châu, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Minh Triết, Trần Thị Trung Chiến, Lê Hồng Tư, Minh Châu, Phan Thị Quyên, Huỳnh Đảm, Tràn Đình Vân (Thái Duy), Nguyễn Minh Trí…v.v..  Quả thực , cũng hiếm khi một “concept” âm nhạc lại hội tụ gần như đầy đủ những chứng nhân của lịch sử, những con người đẹp đẽ và dung dị, bước ra từ quá khứ hào hừng mà thật giản dị, trong sáng cho đến tận hôm nay…



 Thay vì phải đi thực hiện các clip phỏng vấn, tự sự của nhạc sĩ để phát trên màn hình LED, “Giai điệu tự hào” sẽ mời đích thân nhạc sĩ và các nhân chứng lịch sử đến dẫn chuyện cho tác phẩm của mình như những lời tự sự sâu sắc và chân tình nhất, quý báu nhất. Các tác giả và nhân chứng lịch sử cho đến nay hầu hết tuổi đã cao, sức đã yếu…. Nhưng chính vì vậy, việc đưa họ tôn vinh trên sân khấu “Giai điệu tự hào” cũng là dịp công chúng được giao lưu trực tiếp với những “chứng nhân lịch sử” và những viên ngọc sáng của cách mạng Việt Nam.

Các ca khúc, thông qua một đoạn tự sự, dẫn chuyện của tác giả, sẽ được dàn dựng, tái hiện lại theo phong cách lồng ghép giữa phim tư liệu và phục hiện bối cảnh trên sân khấu như hoạt cảnh và tạo không khí “Behind the scenes” trên phim trường. 

 

“Xuân Chiến Khu” tháng 12/2015 sẽ được thể hiện ngay trên sân khấu “Giai điệu tự hào” bằng các ca khúc:

1/ Phần mở đầu: Liên khúc của nhạc sĩ Xuân Hồng:

Xuân chiến khu - Bài ca may áo - Chiếc xuồng quê hương

2/ Hành khúc giải phóng - Nhạc và lời: Lưu Nguyễn Long Hưng

3/ Liên khúc: Bài ca chiến sĩ giao liên - Nhạc và lời: Nguyên Vũ

và Tôi gặp cô giao liên - Nhạc và lời: Quốc Hà

4/ Tâm tình người nữ quân y - Nhạc và lời: Vũ Thành

5/ Củ Chi đất lửa hoa hồng - Nhạc và lời: Quốc Thành

6/ Vui mùa chiến thắng – Nhạc và lời: Văn Chừng – Lam Lương

7/ Liên khúc kết thúc chương trình của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước:

Xuống Đường - Giải phóng miền Nam.

Giao lưu với nhân chứng sống là các nhạc sĩ, tác giả của ca khúc.

Thanh Nhung/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh