CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:12

"Cúng dường online" – Số hóa hoạt động tâm linh

Theo lý giải của nhiều chùa, thì đó là một trong những giải pháp để thực hiện các hoạt động tâm linh phù hợp với điều kiện dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát trong cộng đồng.

Thực chất, việc cúng dường hay thực hiện các nghi lễ cầu an - giải hạn là một hình thức "dịch vụ" của các nhà chùa. Trong điều kiện không có dịch bệnh, thì tháng Giêng Âm lịch là thời điểm mà hàng triệu người trên khắp mọi miền đất nước thực hiện các chuyến hành hương về các địa chỉ tâm linh, và "cúng dường", "cầu an - giải hạn" là một trong những việc khá phổ biến: Người dân đóng những khoản tiền lớn nhỏ cho các nhà chùa, đổi lại họ sẽ được các thầy chùa làm lễ cúng bái để có được sự bình yên, may mắn. Những chùa càng có "thương hiệu lớn" thì số lượng người đến "cúng dường" càng đông đảo.

"Cúng dường online" – Số hóa hoạt động tâm linh - Ảnh 1.

Cúng dường hay thực hiện các nghi lễ cầu an - giải hạn là một hình thức "dịch vụ" của các nhà chùa.

Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ ở TP.Hồ Chí Minh lý giải: Giá trị cốt lõi của cúng dường ở chỗ Phật tử phát tâm thiện, tự nguyện cho đi vật chất hay sức lao động với nguyện vọng giúp người, từ đó tích công đức cho bản thân và gia đình.

Thế nhưng cách đây ít lâu, sư trụ trì chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh từng có "lời khuyên" gây sốc: Càng nghèo càng cần phải cúng dường để... thoát nghèo! Có lẽ trên thực tế, việc "cúng dường" đã được không ít người nhìn nhận theo quan điểm như trên, và "cúng dường" cùng những hình thức "dịch vụ tâm linh" khác đã được nhiều người chấp nhận như một "nhu cầu đời thường". Vì thế mà có những khoản "cúng dường" trị giá bạc tỷ, cùng với những "kỳ vọng" của người bỏ tiền "cúng dường" về công danh, lợi lộc rất lớn!

"Cúng dường online" – Số hóa hoạt động tâm linh - Ảnh 2.

"Cúng dường" hay làm lễ "cầu an - giải hạn" online như vậy không còn mang ý nghĩa trọn vẹn của một hoạt động tôn giáo - tâm linh.

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc tổ chức "cúng dường online" có thể coi là một giải pháp thực hiện "5K" theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Tức chỉ cần ngồi ở nhà dùng ví điện tử MoMo để chuyển một khoản tiền nào đó, kèm theo "yêu cầu" về nội dung cần "cầu xin" là... xong! Hình thức này giúp người dân có thể không cần phải tụ tập ở nhà chùa mà vẫn có thể thực hiện các "nghi thức tâm linh" theo đúng nguyện vọng.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người thì việc "cúng dường" hay làm lễ "cầu an - giải hạn" online như vậy không còn mang ý nghĩa trọn vẹn của một hoạt động tôn giáo - tâm linh. Nói như PGS.TS Trịnh Hòa Bình - chuyên gia Xã hội học, thì: "Nếu chúng ta chấp nhận việc lễ bái, cúng dường online trở thành một hình thức thể hiện của đời sống tâm linh hiện đại, thậm chí thừa nhận đó là nét văn hoá nghĩa là chúng ta đang cơ học hoá, vật lý hoá, điện tử hoá… câu chuyện nhân văn của văn hoá. Dĩ nhiên, hệ quả là chúng ta sẽ làm xơ cứng, chai sạn… dần những giá trị nhân văn của hoạt động lễ chùa. Khi đẩy thương mại hoá lên đến tuyệt đối sẽ đe doạ những giá trị nhân văn, nhân bản của đời sống xã hội".

BẢO KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh