CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:01

Cụ bà lần đầu được làm mẹ ở tuổi 72

Daljinder Kaur, 72 tuổi, đã sinh hạ một bé trai khỏe mạnh hôm 19/4 vừa qua tại Trung tâm Sinh sản quốc gia (bang Haryana, Ấn Độ), là nơi nổi tiếng với các biện pháp điều trị vô sinh cho những người phụ nữ đã vào thời kỳ mãn kinh.

Cha của đứa bé, ông Mohinder Singh Gill, hiện đã 79 tuổi và kết hôn với bà Kaur đã 46 năm nhưng cả hai đã không thể sinh con, do vậy khi đứa bé được chào đời, cả 2 ông bà đều rất vui mừng và phấn khởi. Đứa bé được chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

“Mọi người đều bảo tôi hãy nhận nuôi một đứa trẻ nhưng tôi không bao giờ muốn làm điều đó”, bà Kaur chia sẻ. “ Giờ đây, tôi đã có một đứa con của riêng mình. Chúng tôi sẽ nuôi dạy và mang đến cho nó một sự giáo dục đầy đủ”.

“Tôi đã luôn cầu xin Đấng toàn năng và thần linh đã đền đáp lời cầu nguyện của tôi”, bà Kaur cho biết thêm.

Cụ bà Kaur, 72 tuổi và cụ ông Gill, 79 tuổi, hạnh phúc bên đứa con đầu lòng vừa chào đời
Cụ bà Kaur, 72 tuổi và cụ ông Gill, 79 tuổi, hạnh phúc bên đứa con đầu lòng vừa chào đời.

Tuy nhiên một số bác sĩ đã chỉ trích Trung tâm Sinh sản quốc gia vì đã tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm cho một người phụ nữ đã quá cao tuổi như bà Kaur.

“Đó có thể là một hành động ý nghĩa, nhưng chúng ta đang sống trong thế giới thực. Cần phải tư vấn cho các cặp vợ chồng muốn thụ tinh trong ống nghiệm. Với một bà mẹ đã lớn tuổi, rất có thể bà ấy sẽ truyền những căn bệnh mãn tính cho đứa bé. Chúng ta cần xem xét quyền lợi của đứa bé ngay khi chưa sinh ra. Một bà mẹ 70 tuổi có thể phải đối mặt với các vấn đề về xương và tim mà có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ”, bác sĩ Manisha Singh, một trong những người phản đối ca thụ tinh trong ống nghiệm của bà Kaur chia sẻ.

“Chúng tôi lên án điều này. Với khoa học, bạn có thể làm cho một người phụ nữ 90 tuổi mang thai, nhưng vấn đề là gì? Câu hỏi đặt ra không phải về vấn đề chuyên môn mà là về vấn đề đạo đức. Trách nhiệm của chúng ta với bệnh nhân là gì? Hành động này cần phải bị cấm”, bác sĩ Hrishikesh Pai, đứng đầu hiệp hội gồm 31.000 bác sĩ phụ khoa, chia sẻ quan điểm của mình.

Hiện Hội đồng y tế Ấn Độ đang kêu gọi một lệnh cấm thực hiện các phương pháp điều trị khả năng sinh sản cho những phụ nữ trên 50 tuổi vì những rủi ro về sức khỏe mà các bà mẹ lớn tuổi có thể truyền sang con.

Trong khi đó, bác sĩ Anurag Bishnoi, người đã thực hiện thụ tinh nhân tạo cho bà Kaur cho rằng hành động này không đáng lên án vì đây là quyết định từ chính cặp vợ chồng già, những người rất mong muốn có được một đứa con trước khi qua đời.

“Sinh sản là quyền cơ bản, chính phủ không thể ngăn chặn điều đó”, bác sĩ Bishnoi cho biết. “Họ muốn ngăn chặn phụ nữ trên 50 tuổi sinh con, nhưng họ dựa trên cơ sở gì để thực hiện điều đó? Họ không giết chết ai, họ đơn giản chỉ sinh con”.

Trước trường hợp của bà Kaur, kỷ lục về người phụ nữ lớn tuổi nhất thế giới sinh con thuộc về Maria del Carmen Bousada Lara, người đã sinh hạ một cặp sinh đôi tại Barcelona (Tây Ban Nha) vào năm 2006, ở tuổi 66. Bà Lara cũng đã sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

NHI NGUYỄN / Dân Trí

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh