CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:05

CSGT 'ưu ái' lái xe của quan chức khi giải quyết tai nạn giao thông

 

Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông. Dự thảo gồm 4 chương và 31 điều, quy định về nguyên tắc, trình tự và những tình huống cụ thể khi giải quyết tai nạn giao thông...

Theo đó, việc làm đầu tiên cảnh sát giao thông khi điều tra tai nạn là ghi nhận vị trí người bị nạn trước khi đưa đi cấp cứu. Trường hợp sử dụng phương tiện giao thông liên quan tai nạn để đưa người bị nạn đi cấp cứu phải sơ bộ ghi nhận vị trí của phương tiện, vị trí dấu vết trên phương tiện, tạm giữ giấy tờ của phương tiện và giấy tờ của người điều khiển phương tiện...


Nhiệm vụ của cảnh sát giao thông khi điều tra tai nạn giao thông là ghi nhận hiện trường và tìm cách đưa người bị nạn đi cấp cứu kịp thời. Ảnh: Bá Đô

Quy định của dự thảo cho phép cảnh sát được huy động, trưng dụng phương tiện trong trường hợp cấp bách để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội, người gây tai nạn bỏ trốn, cứu hộ, cứu nạn... Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu. Cảnh sát được trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện theo quyết định của người thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Công an nhân dân và Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản quy định. Cán bộ làm nhiệm vụ nếu lợi dụng việc huy động, trưng dụng phương tiện để nhằm mục đích vụ lợi, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ bị xử lý kỷ luật.

Dự thảo dành một điều hướng dẫn cảnh sát xử lý tình huống khi gặp tai nạn giao thông liên quan đến cán bộ cao cấp. Cụ thể, nếu phương tiện giao thông của cán bộ cao cấp đó vẫn hoạt động được, đủ điều kiện tham gia giao thông thì lập biên bản về vụ tai nạn, ghi biển số xe, giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện, đánh dấu vị trí phương tiện, ghi nhận vị trí các dấu vết trên phương tiện, chụp ảnh hiện trường, quay camera (nếu có) và yêu cầu người điều khiển phương tiện ký xác nhận vào biên bản rồi "giải quyết cho đi". Cảnh sát có quyền quy định thời gian để người điều khiển phương tiện sau đó đến trụ sở giải quyết.

Nếu phương tiện giao thông của cán bộ cao cấp đó không đủ điều kiện tham gia giao thông thì phải giải quyết cho cán bộ cao cấp đến địa điểm an toàn hoặc đến nơi cần thiết theo yêu cầu của cán bộ đó. Trường hợp cán bộ đó trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì trước khi giải quyết cho đi phải lập biên bản về vụ tai nạn, yêu cầu người điều khiển phương tiện ký xác nhận vào biên bản; định thời gian yêu cầu cán bộ đó đến trụ sở cơ quan công an để giải quyết...

Trao đổi với VnExpress về Dự thảo Thông tư nàylãnh đạo Phòng Hướng dẫn, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Phòng 5), Cục Cảnh sát giao thông cho biết về cơ bản, dự thảo dựa trên khung của Thông tư 06/2013 của Bộ Công an về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông. Đa phần là giữ nguyên, tuy nhiên do tên gọi của Cục hiện nay đã được thay đổi nên phải sửa đổi thay thế cho phù hợp hơn, nội dung ngắn gọn và súc tích hơn.

Dự thảo bổ sung quy định cảnh sát giao thông khi tham gia xử lý, điều tra tai nạn giao thông được phép huy động, trưng dụng phương tiện" bởi hành lang pháp lý về việc này hiện đã được quy định cụ thể trong một số luật, pháp lệnh.

Trước ý kiến cho rằng quy định theo dự thảo "ưu ái" khi giải quyết tai nạn liên quan xe của lãnh đạo cao cấp, lãnh đạo phòng 5 giải thích: "Đây không phải là sự ưu ái mà luật đã quy định". Chẳng hạn, quan chức, lãnh đạo cao cấp, đại biểu Quốc hội do yêu cầu nhiệm vụ, công việc quan trọng nên phải được giải quyết nhanh để đi, tuy nhiên cảnh sát phải giữ lại bằng chứng.

Dự thảo Thông tư sau khi lấy ý kiến đóng góp sẽ được Cục tập hợp, chỉnh sửa trình Bộ Công an ban hành trong năm 2016.


Theo Bá Đô/Vnexpress.net

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh