THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 09:02

Thái Bình

Công nhận Hương án chùa Keo (Thái Bình) là bảo vật Quốc gia

Khai mạc Lễ hội Chùa Keo mùa Thu năm 2022

Khai mạc Lễ hội Chùa Keo mùa Thu năm 2022

Lễ hội chùa Keo nhằm tưởng nhớ công đức của Thiền sư Dương Không Lộ và những người có công xây dựng chùa Keo. Lễ hội chùa Keo mùa Thu năm nay diễn ra từ ngày 05 đến ngày 10/10, tức ngày 10 đến 15 tháng 9 âm lịch. Đặc biệt, trong Lễ hội năm nay còn tổ chức rước kiệu Đức thánh Dương Không Lộ theo nghi thức truyền thống – đây là nghi lễ “3 năm mới rước 1 lần” và công bố quyết định của Chính phủ công nhận Hương án chùa Keo là bảo vật Quốc gia.

Theo truyền thống, cứ 3 năm một lần, dân làng sinh sống quanh khu vực chùa Keo sẽ tổ chức rước kiệu Thánh. Lễ rước kiệu Thánh được diễn ra theo đúng phong tục xưa - Đó là, trong 3 ngày hội chính (từ 13/9 âm lịch đến 15/9 âm lịch), buổi sáng rước kiệu Thánh ra Tam quan ngoại và buổi chiều rước kiệu Thánh vào đền Thánh. Mỗi buổi rước lễ thường kéo dài trong gần 3 tiếng với rất nhiều những hoạt động tín ngưỡng, tâm linh độc đáo riêng.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, bà Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Hương án chùa Keo là bảo vật Quốc gia.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, bà Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Hương án chùa Keo là bảo vật Quốc gia.

 Lễ hội năm nay, đoàn rước có quy mô gần 500 người chia làm 18 đoàn lớn, nhỏ. Đoàn rước gồm rước kiệu Thánh, kiệu văn, kiệu bát cống, rước long đình, thuyền rồng, tiểu đĩnh (thuyền cò). Các trai làng rước bát bửu, chấp kích; người cao niên rước cầu kiều. Bên cạnh đó, là các đội tế nữ quan và nam quan, đoàn chấp hiệu… Ngoài hoạt động rước kiệu Thánh, ở chùa Keo Thái Bình còn có tập tục trang hoàng thánh tượng (12 năm mới có một lần), tức là tượng thánh được tắm bằng nước chế từ nước dừa và hạt bưởi, sau đó tô son lại. Bên cạnh đó, là lễ phục y (mỗi năm một lần trước Lễ hội chùa Keo), tức là thay áo cho tượng. Xiêm áo cũ của tượng làm lộc phát cho dân trong làng.

Một nghi thức tại lễ hội chùa Keo.

Một nghi thức tại lễ hội chùa Keo.

Chùa Keo, tên chữ là Thần Quang Tự, là một trong những ngôi chùa của Việt Nam còn giữ lại được nguyên vẹn nét kiến trúc xưa có kiến trúc cổ gần 400 năm, một trong 10 công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Chùa xây dựng vào năm 1632 (thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII) là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, độc đáo.

Chùa Keo xây dựng thời đó gồm 21 công trình, với 157 gian trên khu đất rộng 58.000 m2. Chùa Keo gồm hai cụm kiến trúc chùa thờ Phật và Đền thờ Thánh Dương Không Lộ (tiền Phật, hậu Thánh). Vị thánh được thờ là Thánh tổ Dương Không Lộ, một nhà sư thời Lý có hiểu biết sâu sắc về Phật học và là người có công chữa khỏi bệnh lạ cho Vua.

Trải qua hàng trăm năm với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, qua nhiều lần tu bổ, chùa Keo vẫn giữ nguyên nét kiến trúc của thời kỳ Lê Trung hưng thế kỷ XVII, trường tồn cùng với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam và mảnh đất con người Vũ Thư.

Năm 1962, chùa được xếp hạng là Di tích quốc gia; năm 2012, được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Đến năm 2017, Lễ hội chùa Keo được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Năm 2017, bộ cánh cửa chạm rồng đặt ở tam quan nội chùa Keo được công nhận là bảo vật quốc gia.

Đến năm 2021, chiếc hương án độc bản thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17 nằm ở Tòa ống muống tiếp tục được công nhận là bảo vật quốc gia.

Hai cánh cửa chạm rồng của chùa Keo là kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỉ 17, được coi là bộ cửa đẹp nhất trong số các cánh cửa kiến trúc cổ Việt Nam

Hai cánh cửa chạm rồng của chùa Keo là kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỉ 17, được coi là bộ cửa đẹp nhất trong số các cánh cửa kiến trúc cổ Việt Nam

 Lễ hội chùa Keo mùa Thu tái hiện rõ nét đời sống sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của người dân làng Keo từ ngàn đời xưa. Các nghi lễ trong những ngày hội thu của chùa Keo vừa mang tính chất lễ hội nông nghiệp, vừa mang tính chất của một lễ hội lịch sử. Trong đó những sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian hòa quyện vào các nghi thức tôn giáo và đáng chú ý là lễ rước kiệu Thánh để nhằm biểu thị tấm lòng thành kính và ghi nhớ công lao đối với thánh thần và tổ tiên làng xã. Qua các nghi lễ đó, dân làng cầu mong các bậc thánh thần phù hộ độ trì, che chở cho mùa màng bội thu, cuộc sống an khang thịnh vượng...

Trải qua thăng trầm thời gian và lịch sử, đến nay các nghi thức, hoạt động trong lễ hội vẫn được duy trì theo tục lệ lễ hội cổ.  Ảnh Lễ khai chỉ tại lễ hội chùa Keo.

Trải qua thăng trầm thời gian và lịch sử, đến nay các nghi thức, hoạt động trong lễ hội vẫn được duy trì theo tục lệ lễ hội cổ. Ảnh Lễ khai chỉ tại lễ hội chùa Keo.

Lễ hội chùa Keo Thái Bình gắn với sự tích về thiền sư Không Lộ, phản ánh một thời kỳ phát triển của Phật giáo Việt Nam. Năm nay, trong Lễ hội chùa Keo, sẽ công bố quyết định của Chính phủ công nhận Hương án chùa Keo là bảo vật quốc gia.
Tại buổi khai mạc Lễ hội chùa Keo, ông Phạm Đình Phong, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Hương án chùa Keo là bảo vật Quốc gia.

Hương án chùa Keo - bảo vật Quốc gia

Hương án chùa Keo - bảo vật Quốc gia

Hương án (hay còn gọi là nhang án, bàn thờ) là đồ dùng thờ cúng, dùng để bát hương và bày đồ thờ nhằm chuyển tải thông điệp, ước vọng của con người tới thần linh. Tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, Hương án được đặt trang trọng tại tòa ống muống (phụ quốc) tiếp giáp với tòa Hậu cung của khu thờ đức Thánh Dương Không Lộ. Hương án chùa Keo có chiều dài 227 cm, rộng 156 cm, cao 153 cm, được chạm khắc công phu, tinh xảo; được giữ gìn cơ bản nguyên vẹn và bảo quản tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt chùa Keo. Đây là sản phẩm thủ công, độc bản với trên 1.000 họa tiết được chạm khắc điêu luyện, bố cục chặt chẽ. Trong đó, hình tượng rồng có 68 đồ án được bố cục theo những đề tài “long ẩn vân”, “lưỡng long chầu nhật”, “long giáng”…; khoảng 550 hoa sen, 435 hoa cúc, 24 hoa dây, lá, trúc, linh thú, mây lửa, ngọc báu… Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, Hương án là tác phẩm nghệ thuật độc đáo có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật và kỹ thuật chạm khắc trên loại hình đồ thờ làm bằng gỗ thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII. Đến nay, Hương án chùa Keo được xem là lớn nhất trong các hương án sơn son thếp vàng tại các di tích thờ tự và tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam.

Với những giá trị to lớn đó, ngày 25/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2198/QĐ-TTg công nhận Hương án chùa Keo là bảo vật Quốc gia.

M.Quang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh