Hà Nội: Cống Liên Mạc "oằn mình" vì xe quá tải
- Dược liệu
- 18:30 - 21/05/2018
Cống Liên Mạc 2 được xây dựng vào tháng 6/2000, có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho thành phố Hà Nội vào mùa thoát lũ, điều tiết nước nông nghiệp cho hạ nguồn sông Nhuệ. Đồng thời, trở thành một con đường giao thông nối khu vực bắc và nam Thăng Long. Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như an toàn cho các phương tiện giao thông, các cơ quan chức năng đã cắm biển báo cấm các phương tiện có trọng tải trên 10 tấn chạy qua.
Xe siêu trường siêu trọng phớt lờ biển cấm
Tuy nhiên, do đây là tuyến độc đạo dẫn các phương tiện đi từ khu vực đê Liên Mạc vào Hoàng Tăng Bí – Tân Xuân – Phạm Văn Đồng và ngược lại, nên các phương tiện đi chuyển trên trục đường này buộc phải đi qua cống Liên Mạc. Theo quan sát của phóng viên, chỉ trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ, hàng trăm xe có tải trọng hàng chục tấn nườm nượp chạy qua. Hầu hết các phương tiện này đều chở cát, sỏi hoặc bêtông tươi, có tải trọng lớn gấp nhiều lần quy định.
Theo người dân biết sống gần đầu cầu Liên Mạc 2 cho hay: Cây cầu này vốn là cống điều tiết hạ lưu Liên Mạc. Đây cũng là công trình trọng điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm đảm bảo an toàn cho toàn thành phố Hà Nội khi có sự cố lũ lụt.
Chính vì vậy, người dân khu vực này tỏ ra rất lo lắng khi ngày ngày cây cầu trọng điểm này vẫn phải oằn mình bởi hàng trăm lượt xe vượt tải trọng. Với tình trạng gia tăng đột biến lưu lượng xe quá khổ, quá tải lưu thông khiến cây cầu này bị hư hỏng nặng: mặt cầu bị vỡ, nhiều điểm lún, nhiều vết nứt nhất là tại các mố cầu, vết nứt thể hiện rõ rệt…
Xe quá khổ, quá tải lưu thông khiến cây cầu có dấu hiệu bị hư hại
Hàng ngày dòng xe này vẫn vô tư vượt qua biển cấm ở cầu để đi sang tuyến đường Hoàng Tăng Bí, từ đó lưu thông ra phía đường Tân Xuân và Phạm Văn Đồng mà không bị các cơ quan chức năng nào xử lý.
Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng của Hà Nội vào cuộc, hàng trăm người dân ven vẫn cứ phải chịu cảnh sống chung với xe quá tải hoành hành, còn cống Liên Mạc 2 tiếp tục chịu cảnh ngày ngày cõng trên lưng hàng trăm lượt xe siêu trường, siêu trọng trước mối lo mất an toàn cho công trình trên luôn thường trực.
Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau: - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. - Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt |
Cống Liên Mạc 2 được xây dựng vào tháng 6/2000, có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho thành phố Hà Nội vào mùa thoát lũ, điều tiết nước nông nghiệp cho hạ nguồn sông Nhuệ. Đồng thời, trở thành một con đường giao thông nối khu vực bắc và nam Thăng Long. Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như an toàn cho các phương tiện giao thông, các cơ quan chức năng đã cắm biển báo cấm các phương tiện có trọng tải trên 10 tấn chạy qua.
Tuy nhiên, do đây là tuyến độc đạo dẫn các phương tiện đi từ khu vực đê Liên Mạc vào Hoàng Tăng Bí – Tân Xuân – Phạm Văn Đồng và ngược lại, nên các phương tiện đi chuyển trên trục đường này buộc phải đi qua cống Liên Mạc. Theo quan sát của phóng viên, chỉ trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ, hàng trăm xe có tải trọng hàng chục tấn nườm nượp chạy qua. Hầu hết các phương tiện này đều chở cát, sỏi hoặc bêtông tươi, có tải trọng lớn gấp nhiều lần quy định.
Theo người dân biết sống gần đầu cầu Liên Mạc 2 cho hay: Cây cầu này vốn là cống điều tiết hạ lưu Liên Mạc. Đây cũng là công trình trọng điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm đảm bảo an toàn cho toàn thành phố Hà Nội khi có sự cố lũ lụt.
Chính vì vậy, người dân khu vực này tỏ ra rất lo lắng khi ngày ngày cây cầu trọng điểm này vẫn phải oằn mình bởi hàng trăm lượt xe vượt tải trọng. Với tình trạng gia tăng đột biến lưu lượng xe quá khổ, quá tải lưu thông khiến cây cầu này bị hư hỏng nặng: mặt cầu bị vỡ, nhiều điểm lún, nhiều vết nứt nhất là tại các mố cầu, vết nứt thể hiện rõ rệt…
Hàng ngày dòng xe này vẫn vô tư vượt qua biển cấm ở cầu để đi sang tuyến đường Hoàng Tăng Bí, từ đó lưu thông ra phía đường Tân Xuân và Phạm Văn Đồng mà không bị các cơ quan chức năng nào xử lý.
Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng của Hà Nội vào cuộc, hàng trăm người dân ven vẫn cứ phải chịu cảnh sống chung với xe quá tải hoành hành, còn cống Liên Mạc 2 tiếp tục chịu cảnh ngày ngày cõng trên lưng hàng trăm lượt xe siêu trường, siêu trọng trước mối lo mất an toàn cho công trình trên luôn thường trực.