CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:16

Công chức, nhà khoa học và thầy bói

 

Còn nhớ khi chuẩn bị vào hè, một vị có cái chức danh khá oai - Phó Tổng giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đăng đàn cho rằng, nắng nóng năm 2016 không bằng năm 2015. Mùa nắng chưa qua chưa rõ được thực hư của “lời tiên tri” trên. Nhưng theo thông tin của Đài truyền hình Việt Nam đưa vào trung tuần tháng 7 vừa rồi, nhiều nhà khoa học Âu, Mỹ cho rằng, năm 2016, là năm thế giới phải hứng chịu nhiều tai họa do nắng nóng gây ra.

Nhìn ra thế giới có vẻ xa quá, mông lung quá, ở nước ta thôi, đợt nắng nóng tháng 6 vừa rồi cũng đã làm hàng chục ngàn người phải nhập viện, riêng tỉnh Nghệ An đã có trên 1000 người.

Nắng nóng năm nay không bằng năm ngoái, làm khoa học, ở cơ quan nhạy cảm như Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bất luận lý do nào, khi mùa nóng chưa xẩy ra, không nên phán bừa như vậy. Nhất là trong thời điểm các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam bộ vừa trải qua đợt hạn, mặn vô cùng khốc liệt, tổng thiệt hại lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Thực ra mọi người có thể quên “lời tiên tri” của ông phó tổng nọ, nếu như không có chuyện dự báo sai về cơn bão số 1, đổ bộ vào một số đia phương đồng bằng Bắc bộ ngày 17 và 18/7.

Theo dự báo của các nhà khoa học khí tượng thủy văn, bão số 1 vào nước ta, với cường độ cấp 6, cấp 7, gió giật cấp 8, cấp 9. Nhưng thực tế, theo báo cáo ngày 31/7, của lãnh đạo tỉnh Nam Định với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong chuyến Thủ tướng đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 1, bão số 1 vào vùng ven biển Nam Định gió giật trên cấp 13, tại thành phố Nam Định gió giật trên cấp 12. Thống kê sơ bộ cho thấy, bão số 1 làm 4 người thiệt mạng, 21 người bị thương, thiệt hại về vật chất khoảng 3400 tỷ đồng, trong đó Nam Định có 1 người chết, 4 người bị thương, thiệt hại khoảng 2300 tỷ đồng. Những con số thương tâm và cay đắng.

Những người có trách nhiệm của cơ quan dự báo khí tượng thủy văn nghĩ gì trước những mất mát  trên?. Hay “địch” còn xa, thì nói thánh, nói tướng, coi chúng như con ngóe, như cỏ, như rác, nhưng khi lâm trận lại run như cầy sấy, “hồn phiêu, phách lạc”?

Sống và làm việc ở thế giới hiện đại, vậy mà một số người được dán cái mác nhà khoa học, vẫn mang  đậm đặc bản chất của mấy ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”. Họ nghĩ sao nói vậy, bất cần sự sống động của thực tiễn, sự phát triển của khoa học và thời đại.          

HOÀNG LÊ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh