THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:26

“Con mắt thời gian” của miền ấu thơ

.

Hơn 20 năm qua, Đinh Ý Nhi vẫn cần mẫn lần theo những câu chuyện cuộc sống giản dị, những đủ đầy vụt đến, vụt đi ấy. Mỗi mốc chị bước tới trong cuộc lần hồi theo những ngắn ngủi cuộc đời, chị ghi lại bằng những màu chồng lên màu, bằng những không tịnh gắt lên một niềm cô đơn, dằn vặt, bằng những đường hình nguyên thuỷ không mảy may gò bó lại những bản năng xúc cảm.

Sau những năm đằng đẵng trên con đường của mình, giờ đây Nhi rẽ theo một ngã khác, tìm lại về một miền thơ ngây, nhiều tò mò, nhiều con trẻ hơn.

Vẫn là những mảng màu ngấm lạnh, xanh, đen trắng và đỏ; vẫn là những hình hài thô ráp, không chải chuốt, nhưng nhân vật trong những chuyện kể lần này của Nhi không còn là những bóng hình dằn vặt, đớn đau.

Mắt mở to tròn, khi tò mò ngây thơ, lúc lại bất ngờ như đứa trẻ tìm được một điều gì mới mẻ; khi liếc sang trái, lúc nhìn sang phải, đứa trẻ ngẩn ngơ mò mẫn liên tục, lặng lẽ khám phá không gian của bốn giờ, sáu giờ hai mươi, mười giờ hay mười hai giờ.

Tác phẩm của Hoàng Phượng Vỹ.Tác phẩm của Hoàng Phượng Vỹ.

Không gian lạnh lẽo, chói gắt giờ không còn bó đứa trẻ lại, mà như một miền hoang mang đón đợi sự khám phá, một con mắt thời gian dõi theo những bước dò dẫm theo bản năng đi tìm một điều mới lạ.

Cũng là ngây thơ, nhưng ngây thơ của Hoàng Phượng Vỹ lại phảng phất nhiều hơn những hồi ức. Như một tấm phim chạy chậm, ngây thơ trong tranh của anh lần về những giản đơn, những tháng ngày như tờ giấy trắng.

Từ những màu rực rỡ đỏ, trắng, xanh lá, những cách tạo hình nhẹ nhàng về cảm xúc, đượm màu trong sáng - Vỹ đưa đẩy một tình yêu với những hoài niệm, với những thơ ngây mà anh biết, thuộc về tất cả mọi người nhưng cũng lại không thuộc về riêng ai.

“Vẽ như một cuộc tìm lại chính mình" – Hoàng Phượng Vỹ nói, và để con mắt thời gian đưa anh về với những trò chơi thuở ấu thơ, những giấc mơ trưa bập bùng nửa tỉnh nửa mê, những người mặt xanh, mặt đỏ, những nan quạt, đèn lồng, chuồn chuồn và gà mái.

Những màng màu, nhìn thoảng sẽ không cân sắc, sẽ biệt lập, nhưng khi ngẫm lại thì lại hài hoà bổ trợ cho nhau, không cái nào át cái nào, như một câu thơ giữa chiều hiền hoà, đầy nắng và gió.

Những hình hài, tối giản về tròn, ô van, vuông bao quanh những màu sắc thơ ngây ấy, tuy cũng là bản năng- nhưng cái bản năng ấy lại gần hơn với một tờ giấy trắng, không nhem nhuốc những toan tính, những ngờ vực, những trò đời.

Những tưởng cái ngây thơ, cái vô lo vô nghĩ của tranh sáp, tranh chì màu nó chỉ hiện hữu một khi con trẻ vẫn là con trẻ- nhưng không, có lẽ là người ta chỉ gói gém nó kỹ càng lại rồi cất nó đi, vô tình để lạc mất nó trong cơm áo gạo tiền.

Còn đối với Hoàng Phượng Vỹ, nó dường như chưa bao giờ là một thứ để cất vào một xó xỉnh cuộc đời nào đó, mà là cảm hứng, là nghệ thuật, là kho báu để trân quý, để bày trưng ở nơi hãnh diện nhất.

Hiền Nguyễn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
2 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh