‘Cò vé’ xuất hiện nhan nhản ở Ga Sài Gòn, công bố về đâu cũng có vé
- Dược liệu
- 17:00 - 31/01/2019
- TP.HCM: Giá niêm yết vé tàu dịp Tết Nguyên đán và những điều khách hàng cần biết
- TP.HCM: Phát hiện 13 thanh niên phê ma túy trong quán game bắn cá
- Nhiều lãnh đạo TP.HCM và nữ doanh nhân bất động sản Dương Thị Bạch Diệp bị khởi tố
- TP.HCM: Các tuyến đường quanh sân bay Tân Sơn Nhất ùn tắc nghiêm trọng cận Tết
Từ ngày 30/1 (25/12 âm lịch) lượng người đổ về Ga Sài Gòn để mua vé về quê ăn Tết tăng lên rất nhiều, bên cạnh đó xung quanh ga tàu cũng xuất hiện rất nhiều người làm nghề “cò vé” tàu.
Ga Sài Gòn, nơi xuất hiện nhiều "cò vé" hoạt động công khai.
Theo ghi nhận của PV báo Dân sinh, từ ngày 25/12 âm lịch lượng người đổ về ga tàu rất đông. Nhà ga luôn đông đúc từ trong nhà bán vé đến cả ngoài cổng ga. Vì sợ trễ chuyến tàu về quê nên nhiều hành khách đã có mặt từ ga rất sớm để đợi đến chuyến. Một số người vì quá tất bật với công việc chưa đặt được vé tàu cũng đến ga từ tờ mờ sáng để tìm mua vé về trong ngày.
Giá niêm yết cộng thêm 250.000 đồng là có vé
Anh Lê Xuân Đào (24 tuổi, Quê Nghệ An) cho biết: “Vì quá bận với công việc nên tôi chưa đặt được vé máy bay, giờ nhiều hãng hàng không đã hết vé chỉ còn hãng Vietnam Airlines nhưng giá cao quá nên tôi đành ra Ga Sài Gòn tìm mua vé tàu về quê ăn tết cùng gia đình, từ ngoài cổng ga ào đến nhà ga đã có 4, 5 người cò vé bắt chuyện với tôi và chào mời mua vé từ họ, nhưng tôi thấy vé họ bán cao hơn giá vé quy định và không chắc chắn nên tôi đã từ chối”.
Một nữ "cò vé" chào mời PV mua vé tàu chợ đen với giá "cò" là 250.000 đồng/vé.
Có mặt tại nhà ga, ngay từ cổng vào PV đã gặp 2 người phụ nữ (khoảng 35 tuổi) đi theo và liên tục chào mời: “Em mua vé về quê à? Em đã đặt trước chưa? Chị có vé bán lại cho những ai cần, vé về đâu cũng có em ơi”.
Khi tôi ngỏ ý muốn tìm mua vé tàu vế Quảng Bình vào ngày 28/12 (âm lịch) thì 1 người phụ nữ kéo tôi ra góc nhà ga và ngã giá theo phương thức giá niêm yết của nhà ga cộng thêm 250.000 đồng/vé phí dịch vụ là có vé đúng theo mong muốn.
Khi PV thắc mắc vì sao vé đi Quảng Bình ngày, giờ PV chọn nhà ga đã báo hết vé mà người này lại chắc chắn có vé thì nhận được câu trả lời: “Chị có người quen làm trong ga nên vé đi đâu chị cũng có, em cứ yên tâm đi. Chị chỉ bán cho những người cần vé về quê và kiếm mấy đồng tiền cà phê thôi chứ cũng không lấy giá cao. Số tiền dịch vụ tụi chị cũng chia năm sẻ bảy với người ở trong kia chứ đâu có ăn được một mình”. Tôi tỏ vẻ tò mò về số tiền phí dịch vụ 250.000 đồng/vé thì người này nhanh nhảu đáp: “Nói nhanh cho em dễ hiểu thì phí đó là tiền "cò vé"
Mất tiền nhưng không thấy vé
Có mặt tại Ga Sài Gòn tối 30/1 (tức ngày 25/12 âm lịch) theo quan sát của PV báo Dân sinh, xung quanh khu vực nhà ga không dưới 15 người hành nghề “cò vé” chia thành nhiều nhóm bắt khách và chào mời với những câu: “Em cần mua vé về đâu, về đâu tụi anh/chị cũng có vé”.
Những ngày cận Tết Nguyên đán xung quanh Ga Sài Gòn xuất hiện nhiều nhóm người hành nghề "cò vé".
Chị Nguyễn Thị Thu (quê ở Quảng Bình) ngồi thẫn thờ bên đống hành lý chia sẻ: “Mấy ngày trước chị ra ga mua vé thì có người đàn ông khoảng 40 tuổi mời chị mua vé, sau đó bảo chị để lại số chứng minh, số điện thoại và đặt cọc trước 200.000 đồng và nói khi nào có vé sẽ gọi báo cho chị. Vì đợi mấy ngày nhưng vẫn không thấy người này gọi chị đã gọi hỏi thì người này bảo hôm nay ra nhà ga sẽ có vé về, họ đã đặt vé cho chị qua nhân viên bán vé rồi. Người đàn ông bảo chị cứ đến ga đọc số điện thoại là nhận được vé lên tàu nhưng khi chị đến gặp nhân viên thì họ bảo chị chưa đặt vé trên hệ thống nên không thể nhận vé, bây giờ gọi lại số điện thoại của người đàn ông đó thì thuê bao không liên lạc được”.
Không chỉ riêng chị Thu mà nhiều người nhẹ dạ cả tin đã đưa tiền đặt cọ cho “cò vé” và khi đến nhà ga thì không nhận được vé về quê, một số người nhận được vé cũng là vé giả không thể lên tàu.
Những khuyến cáo từ ngành đường sắt hành khách cần lưu ý. Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cảnh báo người dân không nên mua qua "cò" bên ngoài nhà ga. Với hình thức mua qua mạng cần tránh các website không phải của ngành đường sắt, hoặc các điểm bán vé trá hình. Ngoài việc mua phải giá cao gười dân mua vé ở những nơi này còn có nguy cơ mua phải vé giả. Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết việc kiểm soát để hạn chế vé giả sẽ được thực hiện chặt chẽ hơn. Cụ thể, tại các ga lớn như ga Sài Gòn, Hà Nội và Đà Nẵng, đến nay đã lắp cổng soát vé điện tử. Nhân viên nhà ga được trang bị các thiết bị cầm tay nhằm kiểm soát chéo vé tàu, người đi. Ngoài ra, nếu hành khách có nhu cầu đổi, thì phải trả vé chậm nhất trước 10h với vé cá nhân và 24h với vé tập thể trước giờ tàu chạy, phí khấu trừ sẽ là 30% mỗi vé. |