THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 08:39

Cổ trấn thơ mộng bên dòng Đà Giang

 

Cổ trấn soi mình xuống dòng Đà Giang.

 

Phượng Hoàng Cổ Trấn, một thành phố cổ nhỏ bé với những ngôi nhà cũ kỹ, áp sát vào núi và soi mình xuống dòng Đà Giang thơ mộng, được nhà văn Alley Rewi (người Tân Tây Lan) xếp vào loại đẹp nhất tỉnh Hồ Nam mà thủ phủ của tỉnh là thành phố Trường Sa sầm uất.

Theo anh Ngô Quang Duy, hướng dẫn viên du lịch của đoàn thì Trường Sa có "bốn cái cổ" đáng chú ý, đó là: Phố cổ, nhà cổ, thành cổ và cầu cổ, tất cả đều có lịch sử trên một trăm năm tồn tại.

Những viên đã được xếp thành cầu và được con người nơi đây sử dụng để qua lại hàng trăm năm nay.

 

Đêm mùa thu se lạnh, không khí mát mẻ, trong lành. Dòng Đà Giang lặng lẽ trôi xuôi, tàu thuyền thưa thớt. Những đường phố trong thành cổ Trường Sa đều được trải nhựa đen bóng, gặp mùa ẩm ướt thì ánh lên một vẻ đẹp mịn màng khác thường nhưng vẫn không làm mờ đi những nét cổ sơ hoang dại khi nó phải chịu nhiều áp lực của một quá khứ không dễ lảng tránh. Xe cộ qua lại và người đi đường không ồn ào và đông đúc như ta vẫn hình dung. Đâu đó ẩn giấu một sự ngăn nắp và bình yên như luật định.

Các con phố nhỏ loanh quanh, đan xen trong thị trấn thường xuyên ẩm ướt bởi khí hậu nơi đây mưa nhiều, 1 năm thậm chí hơn 300 ngày mưa.

 

Không hiểu sao nhà dân trong các khu phố rất ít ánh sáng điện, thi thoảng mới thấy le lói một vài bóng màn hình vô tuyến. Cô bạn có tên là Thùy ngồi bên tôi nói nhỏ:

- Ý thức tiết kiệm của người Trung Quốc thì mấy ai dám bì!

- Không hẳn thế! - Quang Duy đính chính. Chị không thấy trong ngôi nhà lớn ở góc núi xa kia chẳng sáng chưng ánh điện đó sao? Chắc là ở đó đang diễn ra những sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn chúng tôi được tham quan ngôi nhà cũ của nhà văn Thẩm Tùng Văn cùng quảng trường mang tên ông, được đặt những bước chân đầu tiên vào nhà ông Hùng Y Linh, Tổng Bí thư đầu tiên của Trung Quốc, Thành lầu Đông Môn, Sùng Đức Dương, Vạn Thọ cung, phố Minh Thanh và Bức tường thành cổ...

Một cửa hàng vừa sản xuất, vừa bán bánh kẹo địa phương. 

 

Đi trên địa phận tỉnh Hồ Nam, bất chợt tôi nhớ tới cuốn “Bản làng đổi mới” của nhà văn Trung Quốc Chu Lập Ba, 2 tập, do Lê Xuân Vũ dịch, Nxb "Văn hóa", Hà Nội, đã xuất bản vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước.

Tác giả đứng trước ngôi nhà của nhà văn Thẩm Tùng Văn. 

 

 

Cuốn tiểu thuyết phản ánh những đổi thay lớn lao do phong trào hợp tác hóa đưa lại ở Thanh Khê, một thôn nhỏ ở tỉnh Hồ Nam, trong đó có những người như Trần Đại Xuân chỉ muốn một bước tiến ngay lên chủ nghĩa xã hội, có đảng viên như Lưu Vũ Sinh suốt ngày không biết đến cuộc sống gia đình dẫn tới hậu quả là vợ chồng ai đi đường nấy. Tôi tìm thấy trong tác phẩm của nhà văn nước bạn những nét tương đồng với phong trảo hợp tác hóa ở Việt Nam khi bước vào thời kỳ chuyển từ bậc thấp lên bậc cao.

Một cửa hàng bán trống - Nhạc cụ truyền thống của người dân tộc tại Phượng Hoàng cổ trấn.

 

Tôi cứ luôn tự hỏi: Thôn Thanh Khê ở đâu trên tấm bản đồ tỉnh Hồ Nam rộng lớn này? Đất nước trên một tỉ người đang đổi thay từng giờ. Từ bên một ngôi nhà ven đưỡng bỗng vẳng ra những tiếng trống nghe gợi mở, hóa ra là những tiếng trống điệu nghệ từ đôi bàn tay xinh xẻo của một cô bé có hai bím tóc tết nhí nhảnh đang quảng cáo hàng.

Nhà văn Nguyễn Văn Toại

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh