THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:49

Cơ hội đầu tư cổ phiếu vào ngành Dệt may

 

Hội thảo tập trung vào phân tích, đánh giá tiềm năng thị trường từ nay đến cuối năm 2015 đồng thời cung cấp thông tin về triển vọng ngành Dệt may trước những cơ hội lớn từ TPP, FTA. 

Ông Nguyễn Minh Giang - Phó Tổng Giám Đốc CTCP Chứng Khoán Công Thương cho biết, thông qua chương trình hội thảo, ông mong muốn các nhà đầu tư có thêm thông tin về thị trường và những cơ hội đầu tư mới, đặc biệt là cơ hội đầu tư vào ngành Dệt may – một trong những ngành hưởng lợi lớn từ Hiệp định TPP. 

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Các nhà đầu tư thấy được cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô cũng như diễn biến thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua. Các chỉ số kinh tế vĩ mô đều cho thấy dấu hiệu phục hồi, chỉ số GDP tăng trưởng ấn tượng, 9 tháng đầu năm đạt 6,5%, cao nhất trong vòng 5 năm qua, đồng thời vượt mức mục tiêu 6,2% như Chính phủ đã đề ra. Một số tổ chức tài chính quốc tế cho biết con số này có thể đạt được mức 6,5% cả năm, thậm chí còn cao hơn. Chỉ số lạm phát ở mức thấp, CPI tháng 9/2015 tăng trưởng âm, và dự báo còn tiếp tục thấp bởi một số nguyên nhân sau: ảnh hưởng giá xăng dầu cũng như chính sách kinh tế ổn định. Đối với hoạt động XNK, Việt Nam đã trở thành nước xuất siêu trong năm 2013, 2014.

TTCK vẫn được đánh giá là một kênh đầu tư hấp dẫn, đang quay lại xu thế tăng trưởng ổn định, bền vững hơn với P/E hiện vẫn ở mức hấp dẫn so với các thị trường trong khu vực, thể hiện bằng sự tăng trưởng về giá trị và khối lượng giao dịch cũng như tổng giá trị vốn hóa thị trường. Tính đến phiên giao dịch ngày 28/10/2015, VN-Index tăng 9,51%. Ông Giang cũng cho biết thêm thông tin thống kê từ Bloomberg là Việt Nam là thị trường duy nhất NĐT nước ngoài mua ròng từ đầu năm đến ngày hôm nay với giá trị 209 triệu USD, trong khi đó TTCK Indonesia và Thái Lan bán ròng lần lượt 1 tỷ và 3 tỷ USD.

 Thông qua diễn biến TTCK trong thời gian vừa qua, ông Đặng Trần Hải Đăng – Phó phòng Nghiên cứu – Phân tích CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công Thương nhấn mạnh đến tác động của TPP, đặc biệt trong giai đoạn trước thềm triển vọng TPP hoàn tất đàm phán và công bố thông tin chính thức, thanh khoản đột biến, VN-Index vượt mốc 580 điểm ngay trong phiên ngày hôm sau (6/10/2015) và tiếp tục duy trì ở mức cao trong tuần. Tuy nhiên diễn biến này chỉ diễn ra trong ngắn hạn nhờ yếu tố tâm lý lạc quan của NĐT.

Tiếp theo là phần dự báo về triển vọng thị trường chứng khoán cuối năm 2015 và cơ hội đầu tư. Theo ông Đăng, bên cạnh những yếu tố tich cực như FED duy trì không tăng lãi suất và những chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ, đề án thoái vốn từ SCIC, TTCK vẫn phải đối mặt với một số tác động tiêu cực như tình hình Trung Quốc cũng như giá dầu duy trì ở mức thấp, do đó dự kiến TTCK Việt Nam sẽ dao động trong vùng 600 - 610 điểm, tuy nhiên sẽ được phân hóa theo ngành.

Tiếp theo là phần dự báo về triển vọng thị trường chứng khoán cuối năm 2015 và cơ hội đầu tư. Các chuyên gia lưu ý, nên đầu tư một số ngành tâm điểm thích hợp đầu tư vào giai đoạn cuối năm 2015 như ngành Vật liệu xây dựng (HPG, CVT), ngành Công nghệ thông tin (FPT, CMG), Ngành Dệt may với một số mã cổ phiếu tiêu biểu như TCM, TNG, GMC, G20, trong đó ngành Dệt may được được đánh giá là có triển vọng tăng trưởng mạnh trước cơ hội lớn từ việc ký kết các Hiệp định thương mại. Trên thực tế, nhìn chung ngành dệt may luôn có diễn biến giá tích cực hơn so với VN-index, cũng như một số ngành hàng khác. Điển hình trong giai đoạn trước thềm TPP chính thức công bố hoàn tất đàm phán, hầu hết các cổ phiếu trong ngành đều ghi nhận mức tăng giá mạnh.

Một nội dung mà các nhà đầu tư cũng rất quan tâm là phần chia sẻ từ Ông Nguyễn Đức Giang - Chủ tịch Hiệp Hội dệt may Việt Nam về thực trạng hiện nay của ngành Dệt may cũng như triển vọng tăng trưởng từ việc ký kết các Hiệp định thương mại trong thời gian tới.

Ông Giang chia sẻ, Ngành Dệt may luôn được đánh giá là ngành hưởng lợi nhất từ TPP, tuy nhiên chưa cần đến tác động của TPP, FTA trong thời gian tới thì Dệt may đã có được sự tăng trưởng mạnh ngay từ khi gia nhập WTO với tốc độ tăng trưởng 17%-18%/năm. Dự kiến tốc độ tăng trưởng khi TPP có hiệu lực là 25%/năm.

Hiện nay, XK dệt may Việt Nam 5 mặt hàng chiến lược. Ngoài sản phẩm là quần áo, ngành còn XK sợi các loại (KNXK 3tỷ USD/năm), vải (KNXK 1tỷ USD năm 2014), 600 triệu USD nguyên phụ liệu khác, vải kỹ thuật làm đường, mành làm lốp ôtô, xe đạp (Công ty cao su Sao vàng sử dụng 100 nguyền nguyên liệu của Việt Nam).

Dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng nguồn cung thiếu hụt, phụ thuộc lớn vào nhập khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Ông Giang cho biết 5 năm vừa qua, việc đẩy mạnh đầu tư sản xuất nguyên phụ giúp tỷ lệ nội địa hóa đã tăng lên mức 50%, mục tiêu sẽ đạt mức 70% trong năm 2018.

Dệt may đã và đang thu hút dòng vốn FDI rất lớn, tính đến thời điểm hiện nay đã là 3,5 tỷ USD. Dự kiến trong thời gian tới dòng vốn này còn có sự đột phá hơn.

Nhiều nhà đầu tư e ngại rằng, DN FDI sẽ trở thành thách thức lớn đối với các DN nội địa nhưng theo phân tích của ông Giang, điều này không hẳn là vậy do ngành phụ trợ cho dệt may được hưởng lợi, lao động, nông sản, lương thực thực phẩm. Đặc biệt là, các DN chuyên về may có được thị trường nguyên liệu về giám, thời gian, giao hàng chất lượng, sản phẩm đáp ứng nhanh kịp thời để đáp ứng được điều kiện thị trường lớn. Ngoài ra đây là cơ hội để DN có cơ hội cọ sát học hỏi từ các NĐT FDI.

Bên cạnh những cơ hội, ông Giang nhận định Dệt may VN sẽ phải đối mặt với 3 thách thức: (1) chiến lược đầu tư quy mô dài hạn đến 2040, (2) Đào tạo nguồn lực; (3) Phát triển Công Nghiệp Dệt may đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững.

Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2020, XK Dệt may đạt 30 tỷ USD, nhưng tính đên năm 2015 XK dệt may đạt được 28 tỷ USD, vượt 5 năm so với kế hoạch. Theo đó VITAS dự kiến đến năm 2020 đạt 50-55 tỷ USD, thậm chí còn cao hơn. Trong gian đoạn 2018 - 2040, Dệt may VN phấn đấu từ vị trí thứ 5 về XK  trở thành công xưởng dệt may TG, sau Trung Quốc.

Nguyễn Thanh/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh