Có được cấp lại thẻ BHYT khi chuyển hộ khẩu?
- Bài thuốc hay
- 22:54 - 06/01/2017
Bà Dâng hỏi, con của bà có được đăng ký lại nơi khám, chữa bệnh ban đầu không? Nếu được thì con bà được đăng ký tại quận nào? Nếu không được thì bà phải làm gì để con của bà được hưởng chế độ BHYT khi khám, chữa bệnh?
Về vấn đề này, BHXH TP. Hà Nội trả lời như sau:
Căn cứ Điểm e, Khoản 3, Điều 1 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế, Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT, trẻ em dưới 6 tuổi (bao gồm toàn bộ trẻ em trên địa bàn, kể cả trẻ em là thân nhân của đối tượng quy định tại Điểm a khoản này (khoản 3) không phân biệt hộ khẩu thường trú.
Điểm d, Khoản 3, Điều 7 Thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT quy định, “Trẻ em dưới 6 tuổi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh quy định Khoản 1.2 và Khoản 4, Điều 3 Thông tư này”.
Như vậy, trường hợp bà Dâng quê ở tỉnh Thái Bình, mới chuyển hộ khẩu về phường La Khê, quận Hà Đông nhưng làm việc tại quận Đống Đa, có đăng ký tạm trú tại quận Đống Đa thì con của bà được đăng ký khám, chữa bệnh tại một trong các bệnh viện có ký hợp đồng khám, chữa bệnh trên địa bàn quận Đống Đa với điều kiện con bà đã được BHXH TP. Hà Nội cấp thẻ BHYT.
Nếu con của bà Dâng được BHXH tỉnh Thái Bình cấp thẻ BHYT thì đề nghị bà mang thẻ BHYT cũ đến UBND phường nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để khai báo, nộp thẻ cũ, chuyển cơ quan BHXH nơi cư trú để được cấp thẻ BHYT mới.