THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:56

CNBC: Những bài học sống còn để startup vượt qua đại dịch Covid-19

Giống như hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới, các startup đang đối mặt với một giai đoạn khó khăn khi Covid-19 làm tổn thương tâm lý kinh doanh và cạn kiệt nguồn vốn.

Đầu năm 2020, khi phát hiện các trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên trên thế giới, dữ liệu từ CB Insights và Crunchbase cho thấy các hoạt động gọi vốn đã bị suy giảm đáng kể. Các dữ liệu chỉ ra quãng thời gian tồi tệ hơn đang chờ phía trước vì quý II đang cho thấy một sự suy giảm rõ rệt hơn.

Đảm bảo doanh nghiệp không hết tiền

Theo Anandan, đối với các doanh nhân khởi nghiệp, ưu tiên trước mắt là phải đảm bảo doanh nghiệp có một "đường băng" đủ dài – khoảng thời gian mà họ có trước khi doanh nghiệp hết sạch tiền.

Một khi bạn có đường băng đủ dài, hãy tập trung vào việc tái cấu trúc doanh nghiệp. Nếu công ty ở trong một lĩnh vực bị ảnh hưởng sâu sắc, bạn có thể xem xét xoay vòng sang một phân khúc hoàn toàn khác. Anandan giải thích rằng các công ty mới thành lập cũng có thể cần phải cải tổ cách họ bán hàng, nơi họ chi tiền marketing và nơi họ có thể tìm thấy khách hàng mới.

Phải cố gắng hiểu cách người tiêu dùng và hành vi mua hàng có thể thay đổi theo Covid-19 và sắp xếp các chiến lược cho phù hợp với kịch bản mới có thể xảy ra. Nếu bạn có đường băng đủ dài thì đây cũng là lúc để xây dựng và tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Nhanh chóng đóng các vòng gọi vốn

Hemanth Mohapatra, một giám đốc tại công ty đầu tư mạo hiểm Lightspeed Ấn Độ, nói rằng các công ty khởi nghiệp hiện đang gọi vốn cần phải kết thúc chúng ngay khi họ có thể, đừng chờ đợi một bảng điều khoản đầu tư hoàn hảo, đừng "lượn lờ" giữa các nhà đầu tư. Ông nói thêm rằng trong tình hình hiện nay, định giá của startup có thể sẽ giảm, nhưng ông dự đoán thị trường sẽ hồi phục nhanh hơn dự kiến.

Tìm cơ hội khi hành vi thay đổi

Trong khi đại dịch tác động tiêu cực lên một số ngành như du lịch thì các lĩnh vực khác như thương mại điện tử, thanh toán số, công việc từ xa, học tập trực tuyến và công nghệ chăm sóc sức khỏe chứng kiến các tác động tích cực.

Vinod Nair, một nhà đầu tư thiên thần nói với CNBC rằng cuộc khủng hoảng đang diễn ra đã dẫn đến hai loại thay đổi trong hành vi: Thứ nhất, một sự thay đổi chiến lược trong thói quen tiêu dùng dự kiến sẽ kéo dài đến 2 năm. Thứ hai, có một số thay đổi về mặt cấu trúc đang diễn ra, giống như việc nhiều người có thể sẽ làm việc tại nhà ngay cả khi đại dịch kết thúc.

Ông cũng nhận định việc bán hàng trực tuyến, thanh toán kỹ thuật số và dịch vụ y tế điện tử, các lớp fitness trực tuyến hay tư vấn với bác sĩ qua internet có thể sẽ tăng rất mạnh nhờ Covid-19.

Tìm kiếm xu hướng phát triển

Ông Anandan cho biết bên cạnh việc thay đổi hành vi người tiêu dùng, đại dịch cũng đã đẩy nhanh tốc độ số hóa. Ở Ấn Độ, điều đó thể hiện rõ trong các lĩnh vực như công nghệ giáo dục và y tế số. Số lượng người học trực tuyến đã tăng gấp đôi trong 2 tháng qua. Y tế từ xa gần như không tồn tại ở Ấn Độ vài tháng trước, hiện đang phát triển với tốc độ theo cấp số nhân.

Giữa môi trường kinh doanh đầy thách thức vào lúc này, Hemanth Mohapatra vẫn nhận định đây là một tình huống "trong cái rủi có cái may" và các startup hoàn toàn có thể tận dụng điều này.

Ông đã trải qua nhiều cuộc khủng và đã chứng kiến những công ty tốt nhất và những người sáng lập giỏi nhất bước ra từ những cuộc khủng hoảng này. Vì thế, ông nghĩ rằng thời thế tạo anh hùng và thiên tai tạo ra sự sáng tạo.

Nguyễn Hoài

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh