THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 01:53

Chuyện về võ sư “sát gái”

“Thiên hạ đệ nhất cao thủ” 

Có dịp tiếp xúc với giới võ sư trong làng võ tại TP Hồ Chí Minh sẽ nghe họ nhắc nhiều về một nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong giới võ lâm lưu lạc từ vùng sa mạc hoang vu sang Việt Nam lập nghiệp tại khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Đó là võ sư Châu Chí Hùng, người sáng lập võ đường Trung nghĩa đường. Đi sâu tìm hiểu, quả là còn nhiều điều chưa biết về một võ sư từng nổi tiếng với tuyệt đỉnh công phu Thiết Sa Chưởng, ông được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất cao thủ” và được xem là người đầu tiên sở hữu công phu “chặt gạch, đâm yết hầu” ở Việt Nam, khiến các cao thủ trong giới võ đường cúi đầu nể phục. Ngay từ nhỏ, võ sư Châu Chí Hùng đã được chính sư tổ Thiếu Lâm Bắc phái quyền sư Trần Đẩu kèm cặp, truyền thụ kiến thức võ học và bí kiếp môn phái. Năm 8 tuổi, Châu Chí Hùng sang Hồng Kông học Nam Hồng quyền với võ sư Lâm Tổ. Sau khi theo các tiền bối học hỏi thành thạo võ công, ông phiêu bạt khắp nơi làm đủ nghề để kiếm sống. Với những gì mình học được, vượt qua mọi thử thách ông nhanh chóng nổi tiếng với khả năng nội công thuộc dạng thâm hậu. Ngoài ra, lão võ sư còn nỗi tiếng vượt trội so hơn với các đồng đạo cùng thời gian nhờ những tuyệt kĩ như sử dụng các loại binh khí như dao, dây xích, nhị khúc.

Võ sư Châu Chí Hùng.

Dù lão võ sư đã quy tiên hơn một năm, nhưng tiếng tăm của ông vẫn được giới võ thuật truyền tai nhau về loại công phu thượng thừa của ông. Chúng tôi có cơ duyên may mắn gặp được bà Huỳnh Minh Châu, vợ võ sư Châu Chí Hùng tại một ngôi nhà riêng tại đường Phạm Văn Luông, quận 6, TP Hồ Chí Minh). Bên ly trà nóng, bà Minh Châu chắp nối các sự kiện kể về những câu chuyện như giai thoại đầy thú vị về người chồng võ sư có biệt danh “sát gái” của mình. Theo như lời kể, lão võ sư Châu Chí Hùng tên thật là Châu Giam Văn (SN 1923, tại Quảng Đông, Trung Quốc), trong một gia đình chuộng võ và trật đã quyền. Năm 1944, do Nhật đánh chiếm Mãn Thanh nên từ Trung Hoa võ sư lưu lạc sang Việt Nam, nơi xứ người ông làm nghề đánh xe ngựa.

Trong lần xe ngựa của ông dừng chân nghỉ mát tại Phụng Sơn Tự (nay là chùa Gò, quận 11, TP Hồ Chí Minh). Tại đây, ông được Lý xến xáng một tay sở hữu “hảo công phu” muốn thọ giáo nội công “thương đâm yết hầu” của ông. Hai dòng võ đạo đều có một thế mạnh riêng, hai võ sư tỷ thí với nhau đến cả chục trận mà vẫn bất phân thắng bại. Với môn phái bí kiếp luyện nội, ngoại và khí công võ sư Châu Chí Hùng học hỏi thêm được nhiều bài đặc trưng của võ thuật như Tỏa hầu thương, Đại phục Hổ quyền, Quan Công đao….. từ người đối thủ của mình. Thời gian sau đó, ông được thọ giáo các quyền sư có tiếng thời đấy như Châu Hiệu Minh, Châu Phòng. Từ màn biễu diễn võ thuật của cao thủ đến từ Trung Quốc Châu Chí Hùng kết hợp các bài khí công khiến số đông đều nể phục.

Mãi đến năm 1960, võ sư Châu Chí Hùng sáng lập Trung Nghĩa đường theo phong cách “Sơn Đông mãi vỏ” kết hợp múa lân và biểu diễn nội, ngoại, khí công để phục vụ công chúng. Từ đó, tên tuổi họ Châu vang lừng Chợ Lớn, khi ông là cao thủ đầu tiên phô diễn tiết mục khiến mọi người lạnh gáy: Đâm hai cây thương vào hai hốc mắt, đập dừa. Bà Minh Châu cho rằng: “Chồng tôi nổi tiếng khu Chợ Lớn với tuyệt đỉnh Thiết Sa Chưởng là dùng bàn tay chặt vỡ nguyên chồng gạch ống 10 viên, năm ngọn giáo đâm vào yết hầu và rốn, chặt vỡ trái sầu riêng, quấn cong hai thanh sắt vào tay, nằm ngửa trên bàn chông dùng búa đập vào ngực... Nhờ có nội lực phi thường ấy và đôi bàn tay rắn chắc như đá chồng tôi sau này là sư phu khổ luyện Thiếu lâm Kim cang nội công và Khánh đả Thần công thiết bối sam. Muốn làm được điều này, phải có nội công thâm hậu và đòi hỏi người làm phải hết sức thận trọng. Mỗi lần chồng biểu diễn tôi luôn là người hỗ trợ đắc lực cho ông ấy, với chiêu “đâm hyết hầu” vào cổ nếu người thực hiện chung thật sự không chú tâm hay sơ suất nhỏ nó sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho người biểu diễn. Vì vậy, những môn khó biểu diễn của chồng, tôi là người duy nhất thực hiện cùng ông ấy”.

Võ sư “sát gái”

Võ sư Châu Chí Hùng là người lưu lạc bốn phương, lúc sang Việt Nam thành lập ban phái Trung Nghĩa đường nỗi tiếng từ những năm 60 của thế kỷ trước tới nay. Không những chỉ nổi danh với người giỏi khí công, mà ông được vợ mình đặt cho cái tên Hùng “sát gái”. Trong lúc cao hứng trò chuyện cùng chúng tôi, bà Minh Châu đã kể về câu chuyện kỳ thú về cái sự “hết sức đẹp trai” của chồng mình. Bà Minh Châu nói: “Khi kể ra thì không ai tin, chứ chồng tôi có đến 6 người vợ, tôi là vợ hai, hiện 12 người con của ông vẫn còn đang sinh sống ở tứ phương. Có lẽ, những người vợ khác cũng giống như tôi, cảm nhận đầu tiên khi gặp ông Hùng ấn tượng nhất là vẻ bề ngoài cường tráng, cao to, nước da trắng mang dáng vấp của một vị tướng”.

Bà Huỳnh Minh Châu.

Nói về duyên và độ “sát gái” của chồng, bà Châu nhớ lại: “Sau khi đất nước hòa bình, ông ấy quay trở lại Trung Hoa bảo lãnh người vợ cả và các con sang Việt Nam sinh sống, ở với nhau được hai năm cả hai thôi nhau. Thời gian đó, ông Hùng rất ít khi biễu diễn, nhưng một khi đã lên sới võ thì thế nào những bông hồng thời đó đều có mặt chen chúc nhau vào xem. Thời xưa thường vậy, nơi các sới võ thường chỉ có cánh mài râu quan tâm, nhưng khi có Hùng biểu diễn lại khác “nhan sắc” của ông khiến không ít cô gái mê mẩn”. Cuối năm 1963, trong một lần biểu diễn khí công ở khu ở khu Chợ Lớn, tôi tình cờ gặp và bén duyên cùng ông ấy.

Dù biết ông ấy đã qua một lần đò, nhưng với tình yêu thực sự của tôi và ông ấy đến với nhau một cách tự nhiên. Sau khi lập gia đình, Vợ chồng tôi theo đoàn xiếc Độc Lập biểu diễn khắp nơi. Tôi luôn có mặt để hỗ trợ chồng, do thời đó còn nghèo khó mỗi lần biểu diễn chỉ kiếm được vài đồng bạc hai vợ chồng không đủ trang trải, thêm phần “sát gái” của chồng nên tôi bảo ông ấy nghỉ về nhà. Hồi đó, mỗi lần ra ngoài cũng có một cô gái để ý, riết rồi tôi cũng không muốn giữ nữa, miễn sao ông ấy yêu thương vợ con là được”.

Sau khi nghỉ ở đoàn xiếc, lão võ sư Châu Chí Hùng về nhà mở phòng khám chữa gãy xương, trật khớp, phong thấp tại Trạm Y tế Gia Phú (phường 1, quận 6) sáng lập đoàn lân sư rồng Quốc Hùng. Truyền lại bí kíp và phương thức bào chế thuốc cho vợ, võ sư theo nghề lái xe tải. “Theo nghề xe tải, độ “sát gái” của chồng tôi cũng làm những cô gái khác cũng phải xiêu lòng. Tính luôn cả tôi là ông ấy có đến 6 người vợ. Những người vợ sau, tôi chưa hề gặp mặt, còn mối quan hệ giữa tôi cô vợ đầu của chồng tôi rất thân thiện, hai người gặp nhau vẫn nói chuyện bình thường, dù ở với tôi nhưng ông ấy cũng thi thoảng ghé về thăm vợ cả và các con. Dù thế nào, ông ấy luôn tốt với tất cả với những người vợ và đối xử tốt nên những người vợ của ông ấy không ganh ghét, hay đố kỵ nhau”, bà Châu cười bảo.

Điều khiến bà Châu luôn trăn trở và áy náy nhất không phải là mối quan hệ phức tạp của chồng mình, mà bà buồn vì tất cả 12 người con chẳng ai theo nghiệp võ của bố. Với nghề chữa trật đã khớp và phương pháp bào chế thuốc, ông Hùng truyền bí kiếp cho một mình bà Châu, hiện bà vẫn nắm bài thuốc gia truyền này để chữa trị gãy xương, nhức xương. Bà Châu chia sẻ: “Lúc còn sống, mỗi khi phòng khám vắng khách, ông ấy thường múa nhị khúc, múa Tiểu Phục hổ quyền rồi cầm dây chĩa vung vài đường biểu diễn cho giãn gân cốt. Giờ ông ấy đã đi xa nhưng tôi luôn tự hào về ông ấy”.

Bà Huỳnh Minh Châu cho rằng: “Sau khi lập gia đình, vợ chồng tôi theo đoàn xiếc Độc Lập biểu diễn khắp nơi. Tôi luôn có mặt để hỗ trợ chồng, do thời đó còn nghèo khó mỗi lần biểu diễn chỉ kiếm được vài đồng bạc hai vợ chồng không đủ trang trải, thêm phần “sát gái” của chồng nên tôi bảo ông ấy nghỉ về nhà. Hồi đó, mỗi lần ra ngoài cũng có một cô gái để ý, riết rồi tôi cũng không muốn giữ nữa, miễn sao ông ấy yêu thương vợ con là được”.

BÌNH NGHI/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh