CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:10

Chuyện về nhà báo gốc Tây Đô

Con người rất lạ

Trong nắng chiều vàng Tây Đô, chúng tôi được các đồng nghiệp tại TP.Cần Thơ tình nguyện làm hướng dẫn viên dẫn đi thăm những cảnh đẹp của thành phố. Sau khi ghé bến Ninh Kiều, đến làng cổ Long Tuyền, tham quan vườn cò Bằng Lăng… rồi ghé thăm nghĩa trang TP Cần Thơ, với mong muốn sẽ thắp được nén hương cho những nhà báo, liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây. 

Không khí trầm lắng trên nghĩa trang khiến mỗi người trong đoàn nhà báo chúng tôi cảm thấy linh thiêng hơn. Bằng lòng thành kính, chúng tôi dâng lễ, thắp nén hương thơm lên mộ những liệt sĩ, nhà báo và các ngôi mộ xung quanh. Khi chúng tôi hỏi về mộ nhà báo, liệt sĩ Trần Cần Kiệm, được biết đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt của anh. Không gian yên tịch, nhìn khói hương tỏa lên, trong mỗi chúng tôi lại hình dung về một thời chiến tranh ác liệt mà thế hệ cha anh đi trước qua những câu chuyện kể... 

Nói về nhà báo liệt sĩ Trần Cần Kiệm, nhà báo Nghiêm Hà nói: “Ông làm nhà báo, phóng viên ở Xưởng phim Quân Giải phóng cần phải có phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, dũng cảm, không ngại hy sinh, gian khổ”. 

Nhà báo – liệt sĩ Trần Cần Kiệm, nguyên quán Cần Thơ, thuộc cơ quan Điện ảnh Quân đội nhân dân. Hy sinh năm 2012 trong lúc đang làm nhiệm vụ

Nhà báo Nghiêm Hà kể: “Tôi là một thành viên trong nhóm phóng viên nhiếp ảnh, và được giao nhiệm vụ đi với anh Ngô Thế Kỷ vào B2 xây dựng Phân xã Quân Giải phóng thuộc Thông tấn xã giải phóng. Nhưng không hiểu vì lý do gì đến trạm tập kết của “R” ở Đồng Xoài, tôi được đón về B3- Điện ảnh Quân giải phóng, đồng chí Nguyễn Văn Năng dọc đường bị sốt rét, sẽ về sau, còn 4 đồng chí phóng viên tin sẽ về A3- Báo Quân Giải phóng. 

Về đây tôi gặp nhiều anh em từng được đào tạo bài bản ở Xưởng phim Quân đội nhân dân chi viện vào như Vũ Thập, Trọng Hộ, Quang Đại, Dương Phước An và Trần Cần Kiệm” 

Kỷ niệm với nhà báo, liệt sĩ Trần Cần Kiệm, Nhà báo Nghiêm Hà không nhớ hết, vì ông có nhiều cơ hội tiếp xúc với anh và vì thế có rất nhiều “va chạm”. Nhà báo Nghiêm Hà kể tiếp: “Ở xưởng phim Quân Giải phóng, mỗi lần đi chiến dịch hoặc đi công tác trong hậu cứ thu thập tư liệu, ban phụ trách thường bố trí anh em thành từng tổ gồm: Một quay phim chính, một phụ và một nhiếp ảnh, tôi và Cần Kiệm nhiều lần đi với nhau trong một đội hình như vậy. Cái tâm đắc của tôi với Cần Kiệm là được học hành có hệ thống về điện ảnh, nhiếp ảnh, văn học, nên thường hay tranh luận với nhau về tạo hình, kỹ thuật và học thuật. Qua nhiều lần tiếp xúc ấn tượng của tôi về Cần Kiệm một con người cũng rất lạ, khi nói về một vấn đề nào đó là không dứt ra được. Hai anh em có nhiều lần tranh cãi “nảy lửa” và đụng độ với nhau”. 

Ấn tượng của nhà báo Nghiêm Hà về Cần Kiệm còn là một người đẹp trai, cao ráo, mắt sâu, trông rất “ngon lành”. Trần Cần Kiệm trai Tây Đô tập kết ra Bắc lại được học hành đến nơi đến chốn, ấy vậy mà những năm tháng ở đất Bắc anh chưa hề hứa hẹn cùng ai, một điều hiếm đối với những chàng nhà báo hay văn thơ. 

Một góc của phố Cần Thơ vào ban đêm  

Người tổ trưởng anh dũng,  làm công tác tư tưởng xuất sắc

Trong thời chiến,  những nhà báo, đặc biệt nhà báo nhiếp ảnh, cũng phải chịu đựng nguy hiểm như những người lính. Thậm chí ở một góc độ nào đó, còn nguy hiểm hơn. Bởi trong bom đạn, họ vẫn phải đứng, phải tìm vị trí, tìm góc chụp tốt nhất để bắt được những khoảnh khắc sống động của trận đánh. Ngoài chiếc máy ảnh trên tay, họ không có gì để tự vệ.

Với nhà báo Trần Cần Kiệm, mặc dù hiểm nguy luôn rình rập nhưng vì lòng yêu nghề, vì nhiệm vụ anh đều hoàn thành. Cần Kiệm không chỉ là phóng viên quay phim, chụp ảnh mặt trận, ghi hình ảnh thắng lợi của ta, thất bại của địch mà còn làm người là công tác tư tưởng rất hiệu quả.

 Nhiều nhà báo, đồng đội của ông thời chiến tranh, đánh giá về ông: Trần Cần Kiệm là nhà nhiếp ảnh sinh ra để sẵn sàng đem tính mạng của mình đổi lấy những bức ảnh máu lửa, chân thật. Anh sinh ra như một định mệnh để làm công việc hệ trọng này.

Trong một lần xuất kích, Cần Kiệm yêu cầu họp tổ Đảng vì có một đồng chí trong tổ nêu ý kiến đi quay phim, chụp ảnh, đánh tập kích ban đêm thì không làm ăn được gì, mà có khi lại thương vong, cần tính toán kỹ. Tuy nhiên với danh nghĩa là tổ trưởng, anh đã làm công tác tư tưởng cho đồng đội trong tổ thấu hiểu công việc mình đang làm là công tác tư tưởng, chính vì vậy dù không quay, chụp được gì cũng đi, thương vong cũng đi. Cuối cùng cả tổ đã ra trận và có những bức ảnh như ý muốn.

Sau những trận tập kích thắng lợi, các anh em trong tổ khâm phục và chia sẻ rằng, chỉ có anh và những người như anh mới đủ sức lăn đi, lộn lại nơi khói lửa, ngẩng cao đầu giữa những làn bom đạn của hai phía mà chụp ảnh. Chỉ có anh và những người như anh mới nhìn thẳng vào họng súng và cột khói bom, thu vào ống kính những ánh chớp, những quầng lửa hào hùng và bi tráng của cuộc chiến…

Năm 1972, trong một lần làm nhiệm vụ nhà báo Trần Cần Kiệm đã anh dũng hi sinh, để lại người vợ trẻ và một đứa con thơ.

Dẫu biết rằng ở chiến trường, ranh giới giữa sống và chết luôn rất mong manh, nhưng khi có được những thước phim, bức ảnh xe tăng của địch cháy lọt vào ống kính, người phóng viên tự hào khôn cùng. Những nhà báo chiến trường thời ấy chấp nhận gian khổ để mang đến cho độc giả, khan giả cùng thời và cho thế hệ sau này những thước phim quý giá. Nhà báo Trần Cần Kiệm và những người đồng đội của ông đã trở thành nhân chứng của cuộc khánh chiến thần thánh của dân tộc.

Thiên Hướng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh