Chuyện ly kỳ của cao thủ săn trâu điên
- Dược liệu
- 01:54 - 17/10/2016
Nỗi ám ảnh nơi hoang vắng
Một trong những thợ săn trâu điên có nhiều kinh nghiệm ở Quảng Trị đó là ông Nguyễn Chính Tùng. Ông Tùng vốn làm nghề trồng rừng và lăn lội rất nhiều năm trong rừng để săn tìm các loại cây hoa quý, nên bí quyết lội rừng với ông quá thuần thục. Ông Tùng bộc bạch; ám ảnh nhất là những lúc trời nhá nhem tối, bỗng nhiên có vài con trâu điên, hay bò điên lao ra từ những khoảng rừng rậm. Chúng sống hoang lâu ngày nên rất hung hãn, cứ thấy người là lao thẳng vào chứ không sợ sệt bất cứ điều gì.
Mỗi cuộc đối đầu với trâu điên lại để lại cho ông Tùng nhiều kinh nghiệm
Để đề phòng bị trâu điên, bò điên húc trong những chuyến đi rừng, ông Tùng tỉ mẫn tìm hiểu quy luật đi lại và cách thức tấn công của các loại trâu điên, bò điên. Sau khi nắm vững được cách thức tấn công của nó thì mới có thể nghiên cứu đưa ra các giải pháp và bí quyết để phục kích và bắt chúng được.
Ở Quảng Trị còn có một thợ săn trâu điên lão luyện và nổi tiếng khắp vùng, đó là ông Lê Minh. Hiện ông Lê Minh, trú thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Bước qua tuổi ngoài 50 nhưng thân hình ông Minh vẫn rắn chắc lạ thường. Trong những chuyến rong ruổi đi bắt ong trong rừng, đi làm rẫy ông đã nhiều lần đối diện trâu điên. Như một duyên cớ tình cờ, sợ có ngày trâu điên sẽ tấn công chính bản thân mình nên ông miệt mài ngày đêm nghiên cứu các cách bắt trâu điên, thuần phục trâu điên. Ông Lê Minh cho biết; ở khu vực Quảng Trị này hay có trâu điên xuất hiện lắm. Có lẽ cũng một phần vì thời tiết và thiên nhiên khắc nghiệt nên loại trâu điên ở vùng đất này cũng trở nên hung hãn hơn thì phải. Từng chứng kiến một số người thân quen bị trâu điện húc trọng thương, nên tôi quyết tìm ra cách bắt sống bất kể con trâu nào khi chúng xuất hiện. Những cuộc trường trinh trong rừng vắng để trực diện qua sát trâu điên với ông Lê Minh thực sự là những cuộc cân não đầy hiểm nguy. Giữa nơi hoang vắng chỉ cần sai một động tác, sai một phương pháp là trâu lao vào húc chết như chơi. Ví dụ như dụ trâu vào bẫy phải dụ đúng cách, giăng vải đỏ trước mặt để nhử trâu cũng phải uyển chuyển linh hoạt để trâu chỉ húc vào tấm vải chứ không thể húc vào người mình được. Có khả năng bắt trâu điên khét tiếng nên vào giữa năm 2016, khi biết tại khu rừng tràm tiểu khu 605Đ, 607 của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9 (thuộc địa bàn xã Cam Tuyền huyện Cam Lộ và xã Hải Thái, huyện Gio Linh) xuất hiện đàn trâu điên đến 9 con và húc anh Phan Doanh (nhân viên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9) thủng phổi, vỡ gan, tấn công anh Lê Văn Tiến và anh Nguyễn Văn Quý… khiến nhiều người dân trong vùng khiếp hãi, thì ông Lê Minh đã bắt tay cùng chính quyền đi phương để bắt đàn trâu điên này.
Chiếc bẫy để bắt trâu điên hết sức độc đáo
Nghệ thuật làm bẫy bắt trâu
Sau khi ký hợp đồng với UBND xã Cam Tuyền, những thợ săn lão luyện như ông Minh, ông Tùng tập hợp thêm nhiều thợ săn nhanh nhẹn khác cùng thâu đêm suốt sáng chế tác ra những chiếc bẫy. Ông Tùng bật mí; những chiếc bẫy bắt trâu điên nhìn thì có vẻ đơn sơ, nhưng làm rất cầu kỳ. Các lưỡi nhúm để kẹp chân trâu phải làm bằng thép cứng, lò so có độ nhạy cao để khi chân trâu giẫm vào là bật lên quắp chặt chân trâu ngay. Chiếc bẫy này được kết nối với một sợi dây thép dẻo rất dài. Một đầu ghim chặt tại chỗ xuống đất, một đầu dây thép thòng về phía những người thợ săn.
Trâu điên bị bắt tại Quảng Trị
Khi chế tác xong những chiếc bẫy độc đáo này rồi thì vị trí đặt bẫy cũng hết sức quan trọng. Trên mỗi chiếc bẫy phải phủ kín lá cây rừng để ngụy trang, không cho trâu biết được. Đặc biệt, mùi thép trên mỗi chiếc bẫy phải được khử sạch và phun vào đó một loại mùi lá cây rừng bởi vì mũi trâu điên rất thính. Mùi những chiếc bẫy bằng thép không khử mùi chúng dễ dàng đánh hơi ra ngay. Vì tất cả trâu điên đều sống hoang dã nhiều năm nên hung hãn vô cùng. Thậm chí khi dính bẫy chúng vẫn chống trả rất quyết liệt.
Cuộc vây bắt đàn trâu điên ở xã Cam Tuyền là cuộc vây bắt ấn tượng, với những thợ săn lão luyện như ông Lê Minh, ông Tùng. Sau cuộc vậy bắt đó nhiều kinh nghiệm quý cũng được các ông rút ra. Cùng với việc giăng bẫy “thần kỳ” đó thì ông Minh còn cho biết; Để phòng ngừa trâu quá mạnh, vùng khỏi bẫy hoặc tránh được bẫy mà tấn công, những người thợ cẩn trọng chờ nó tới gần rồi tung tấm vải đỏ lên. Trâu sẽ bối rối, tấn công trực diện vào tấm vải, nhân cơ hội ấy những người thợ nhanh chân nhảy lên những cây cao để tránh trâu điên gây trọng thương. Trâu điên thường di chuyển rất khôn ngoan. Chúng hay di chuyển theo hình chữ bát, nay đi đường này, mai đi đường khác nên để có thể bắt được nhiều con trâu điên cùng lúc thì ít nhất phải chế tác và giăng ra hàng trăm chiếc bẫy. Hàng trăm chiếc bẫy này sẽ đặt theo những ngã đường tình nghi trong khu vực trâu điên xuất hiện. Để chắc ăn trước khi giăng bẫy phải thám thính trước và khoanh vùng khu vực hoạt động của đàn trâu điên.