CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 12:04

Chuyên gia đề xuất cấm xe máy để giảm ùn tắc ở Sài Gòn

 

Ngày 20/4, Hội liên hiệp khoa học kỹ thuật TP.HCM phối hợp với Sở GTVT TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học “Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM - thực trạng và giải pháp”. 

Tại buổi hội thảo, nhiều chuyên gia giao thông, nhà khoa học cho rằng việc TP.HCM cần làm hiện nay là sớm loại bỏ xe máy ra khỏi hệ thống giao thông TP, phát triển mạnh hệ thống xe buýt để giảm ùn tắc giao thông. 

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Phạm Xuân Mai (nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật Giao thông, ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho rằng thành phố đang sợ dư luận, sợ người đi xe máy quá. Nên thay vì nói thẳng là cấm xe máy thì cứ nói tránh "kiểm soát xe gắn máy".

 

Theo các chuyên gia, mỗi năm TP.HCM thiệt hại gần 140.000 tỷ đồng do xe máy gây ra. Ảnh; Lê Quân.

 

Ông Mai cho biết TP.HCM là địa phương có lượng xe máy cao nhất thế giới, trung bình có 910 xe máy/1.000 dân. Con số này ở Hà Nội là 653, ở Bangkok (Thái Lan) 265, ở Dehli (Ấn Độ) 175 và Jakarta (Indonesia) 160.

Hiện 98% gia đình ở TP.HCM có xe máy. Tổng số xe máy của TP khoảng 7,5 triệu xe, trung bình hàng năm tăng 400.000 - 500.000 xe.

Ông Mai cũng cáo buộc “xe máy là kẻ chiếm đất” dành cho giao thông của TP, bởi quỹ mặt đường hiện nay của TP đạt khoảng 26 triệu  m2, không đủ khả năng chứa 70 - 80% lượng xe máy hoạt động. Thực tế, lượng xe máy hoạt động chiếm 12 - 48 triệu m2 của TP.

"TP.HCM đã nói đến chuyện hạn chế xe máy mười mấy năm rồi, mà tới giờ này vẫn không thực hiện được. TP phải làm một cú đột phá, một cuộc cách mạng về giao thông, cần sớm loại bỏ xe máy ra khỏi hệ thống giao thông của TP", ông Mai khẳng định. 

Tuy nhiên, theo ông Mai, cứ mỗi lần có đề xuất cấm xe máy là lại "có nhiều ý kiến bàn lui vì lo ảnh hưởng đến người nghèo" nên chính quyền lại chùn tay. "Tôi nói thẳng, Việt Nam không còn là nước nghèo nữa, đừng lấy cái nghèo ra để dọa nhau", ông Mai nêu quan điểm.

Theo tính toán của chuyên gia, tổng thiệt hại do xe máy gây ra hàng năm là hơn 6,1 tỷ USD, chiếm 13,4% GDP của TP.HCM, làm kéo lùi sự phát triển 7-8%. Một cách gián tiếp, xe máy đang làm giảm đà tăng trưởng của thành phố.

Được biết, ông Phạm Xuân Mai đã nghiên cứu đề tài về xe gắn máy từ năm 2004 với rất nhiều tâm huyết và vẫn tiếp tục theo đuổi cho đến hôm nay.

 

Chuyên gia giao thông đề xuất cấn sớm cấm xe máy đi trên đường để giảm ùn tắc giao thông. Ảnh: Lê Quân.

 

Đồng quan điểm với ông Mai, chuyên gia Lương Hoài Nam cho biết sự bùng nổ xe máy ở Việt Nam là do thất bại của chính quyền trong việc phát triển giao thông công cộng.

Ông Nam phân tích: "Xe máy chưa bao giờ được coi là phương tiện giao thông an toàn và tiện nghi. Nó nhanh như ôtô nhưng thô sơ như xe đạp. Về bản chất, nó là khắc tinh của xe buýt, không thể chung sống hòa bình trên một làn đường nên chỉ có thể chọn một trong hai".

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh