THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 12:27

Chuyên gia hướng dẫn cách nhận biết thịt "ngậm" hóa chất

 

Đồng thời, sử dụng đường dây nóng nếu phát hiện ra những vi phạm để cơ quan chức năng kịp thời có hoạt động ngăn chặn. Đây là những ý kiến trong Hội thảo Quản lý sử dụng chất cấm và các vấn đề đặt ra diễn ra vào ngày 25/4. Tại cuộc hội thảo này, các chuyên gia cũng đã đưa ra các chỉ dẫn phân biệt bằng mắt thường đối với các loại thịt chứa hóa chất.

Chỉ còn 25 nước khu vực Châu Mỹ sử dụng β-agonist

Theo ông Chu Đình Khu, đại diện Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTTN, trong chăn nuôi người ta muốn đạt lợi nhuận nhiều nhất vì vậy làm mọi biện pháp để tăng trưởng vật nuôi một cách nhanh chóng, làm sao cho mẫu mã thịt bắt mắt tới người tiêu dùng. Để làm được điều này, nhiều người đã dùng những hóa chất trong nhóm agonist (β-agonist) là loại phức tạp nhất, vì trong nhóm này có nhiều dẫn xuất (12 chất) và các nhóm đa tác dụng vẫn được chỉ định trong điều trị một số bệnh y học). Ngoài hỗ trợ điều trị các bệnh hen xuyến, các chất β-agonist còn có tác dụng đối với hệ vận động như chất “doping” trong thể thao và chuyển hóa mỡ, tạo nạc đối với động vật, nhất là loại gia súc cho thịt phổ biến là lợn. Sử dụng các chất β-agonist trong chăn nuôi đem lại 4 tác dụng chính là tăng tốc độ sinh trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng tích lũy gây mô nạc, giảm tích lũy mỡ, cải thiện mẫu sắc của thịt do vậy từ cuối thập kỷ 80 và đầu thập 90 các chất β-agonist được nhiều nước cho sử dụng trong nuôi với 3 chất phổ biến là Clenbuterol, Salbutamol và Ractor – pamine.

Toàn cảnh hội thảo.

 

Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra mặt trái của việc sử dụng chất này trong chăn nuôi gây ra ngộ độc thực phẩm, từ năm 1991 (ngộ độc tại Pháp) nhiều nước đã cấm sử dụng chất này trong chăn nuôi và hiện tại chỉ còn 25 nước khu vực Châu Mỹ còn phép sử dụng có kiểm soát chặt đối với Ractopamine trong chăn nuôi. 

Kể từ đó β-agonist được cho vào nhóm chất cấm trong chăn nuôi. Nhóm chất cấm trong chăn nuôi là các loại hóa chất, kháng sinh, hóa dược mà khi sử dụng trong chăn nuôi sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe vật nuôi  và kể cả người sử dụng sản phẩm chăn nuôi. Vì thế hầu hết các nước trên thế giới đều ban hành danh mục các sản phẩm cấm sử dụng trong chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã ban hành danh mục các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi từ năm 2002. Trong danh mục này, Việt  Nam cũng đưa β-agonist vào danh sách cấm sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Duy trì đường dây nóng để nhân dân phát giác những vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Theo PGS Nguyễn Thị Hồng Hảo, mất vệ sinh an toàn thực phẩm là mối lo ngại không chỉ các cơ quan mà còn ảnh hưởng tới trực tiếp người dùng khi sử dụng những thực phẩm không bảo đảm, đặc biệt có sử dung chất cấm. Thực phẩm mà có những chất hóa học nguy hại sẽ ảnh hưởng quan trọng trong sự tồn tại phát triển, cải thiện giống nòi.

Nói rõ hơn tác hại chất cấm trong chăn nuôi, PGS Nguyễn Thị Hồng Hảo cho biết, hiện tại có hai chất cấm gây nguy hại nhất tới con người là Auramine và β-agonist. Auramine là chất màu trong công nghệ dệt (C17H22CIN3). Đây là là chất được phép sử dụng trong ngành dệt, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp bất chấp sử dụng trong thực phẩm như cho vào thức ăn các vật nuôi hoặc pha vào dung dịch ngâm gia cầm để tạo màu vàng cho da, chân có màu sắc đẹp để dễ bán. Tuy nhiên, đây là chất gây ảnh hưởng sức khỏe con người, đặc biệt nó dễ tan trong nước và ethanol. Khi sử dụng các thực phẩm chứa Auramine thì sẽ gây các bệnh như Gan, thận, tủy xương, tạo ra các khối u…Những trường hợp bị nhẹ gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy hoặc gây nặng hơn làm gây kích ứng dữ dội đường hô hâp gây sặc, lên cơn viêm phế quản, viêm phổi.

Không tiếp tay những sản phẩm có chất cấm.


Theo PGS Nguyễn Thị Hồng Hảo, Auramine đã độc hại nhưng β-agonist càng độc hại hơn. Bởi vì β-agonist là chất thường xuyên bị cho vào khi chăn nuôi với mục đích muốn cho vật nuôi có chất lượng thịt tốt hơn, đẹp mẫu mã hơn. Nếu sử dụng sản phẩm có chứa β-agonist sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Khi đưa β-agonist vào cơ thể, nó sẽ kích hoạt các thụ thể beta – adrenergic á dẫn đến giãn nở cơ trơn trong phổi và từ đó gây giãn nở và mở rộng đường hô hấp. Đồng thời, sản sinh ra chất Enzyme  làm giảm nồng độ canxi trong tế báo. Cả hai chất này kết hợp sẽ làm giảm canxi nội bào, gia tăng kali màng dẫn điện, giảm hoạt hóa myosin kinase dẫn đến giãn cơ trơn và giãn nở phế quản phổi làm cho người bệnh hen xuyễn dễ thở. Tuy nhiên đa số sử dụng chất này với với liều lượng cao trong chăn nuôi và dẫn đền tồn dư chất trong sản phẩm khá lớn. Khi con người ăn phải thịt gia súc, gia cầm có chứa nhóm β-agonist về lâu về dài có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như tim đập nhanh, tăng huyết áp, nhức đầu, tay chân run, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt với cơ chế giãn phổi nó kết hợp giãn nở cơ trơn tử cung và nguy cơ ảnh hưởng xấu tới người phụ nữ mang thai. Nhóm β-agonist cũng gây hiện tượng phù nề, liệt cơ dẫn đến mắt không khép được kín, méo miệng, gây rối loạn hệ thống hóc môn cơ thể gây ra bướu tuyến giáp…

Nhận thức những tác hại này Việt Nam, đã có văn bản pháp lý đã ban hành quyết định 54 về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, và sử dụng một số loại loại kháng sinh hóa chất trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi; Quyết định 3762 về quản lý chất Melamine trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Thông tư số 2/2014 về đã ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam….đến Luật hình sự sửa đổi năm 2015 đã sửa đổi bổ sung các điều 190, 191, 193, 317. Các pháp nhân thương mại sẽ bị xử phạt và chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm sử dụng các chất cấm với mức phạt từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Để nhận biết những sản phẩm có chứa chất cấm Auramine và β-agonist, PGS Nguyễn Thị Hồng Hảo chỉ ra cách nhận biết bằng mắt thường. Nếu các vật nuôi bằng các chất cấm như β-agonist thì thịt heo sẽ rất ít mỡ, phần nạc sát tới da. Thị có màu đỏ tươi như thịt bò. Mặt thịt thường mịn nhưng khi cắt thì nó không còn mịn nữa, độ săn chắc rất kém. Sợi thịt sẽ thô và lớn hơn với thịt heo bình thường. Khi nấu lên thịt sẽ có màu sẫm đen, ăn có cảm giác thô dai, không có vị thơm ngon và có độ ngọt của thịt thông thường. Còn những sản phẩm có chứa Auramine thường thì có màu sắc bắt mắt hơn các sản phẩm bình thường. Những sản phẩm này thường có màu vàng đậm trên thịt gà, hoặc các sản phẩm chế biến sẽ có màu đậm thu hút mắt người.

Để người chăn nuôi không sử dụng chất cấm nữa, ngoài những chế tài mà nhà nước áp dụng xử phạt thì người chăn nuôi phải lựa chọn những giống heo có chất lượng có khả năng tạo siêu nạc, sử dụng những chất được phép sử dụng vào thức ăn bổ sung như vitamin premix, chromium, sử dụng thuốc thú y đúng cách và tuân thủ thời gian ngưng thuốc đã nhà sản xuất khuyến cáo. Người sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm thì cần có kiến thức nhận biết đâu là sản phẩm tốt và có thái độ không tiếp tay những sản phẩm có chất cấm.

Các cơ quan chức năng cần duy trì đường dây nóng để nhân dân phát giác những vi phạm. Thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra,  thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh chăn nuôi thú ý, giết mổ. Xử lý nghiêm các vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về những vi phạm này. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và khuyến khích phát triển mô hình chăn nuôi khép kín có sự tham gia của các doanh nghiệp  - Hợp tác xã và hộ chăn nuôi…

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh