THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:57

Chuyện cuối tuần: Hành động không đáng có

Hành động trên được quay trong một đoạn video clip và đăng tải trên mạng xã hội facebook với hàng trăm ngàn lượt chia sẻ và bình luận. Đại đa số đều cảm thấy bất bình với hành động phản cảm trên. Về phía mình, ông Lê Tấn Thịnh bày tỏ, việc buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường tại khu vực này diễn ra đã lâu, ông được giao nhiệm vụ đi nhắc nhở, dọn dẹp. Trong số những người buôn bán ở đây, có nhiều người là bà con của ông, ông cũng đã châm chước, nhắc nhở nhiều nhưng vẫn đâu vào đó. Vào ngày vụ việc xảy ra nhiều người buôn bán đã có hành vi chống đối, lời nói khó nghe gây bức xúc cho những người thi hành công vụ.
Điều mà ông Trưởng Công an phân bua không sai và không cần nói thì chắc mọi người cũng hiểu. Tuy nhiên, dựa vào đó để biện minh cho hành động xấu của mình thì rõ ràng là chưa thuyết phục.
 Trưởng công an xã liên tục quát tháo khi dẹp trật tự lòng lề đường. (Ảnh minh họa cho bài)
Chúng ta đều biết thực tế đời sống xã hội luôn có những diễn biến phức tạp và những vi phạm của người dân là chuyện thường ngày ở huyện. Trách nhiệm của người cán bộ, công chức là tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn, xử lý để những hành vi vi phạm pháp luật ngày càng ít đi, trật tự, an toàn xã hội được lập lại. Và muốn làm được điều đó, trước hết mỗi cán bộ phải là một tấm gương về sự trong sạch và gương mẫu trong hành động, lời nói và việc làm.
Hành động của ông Trưởng công an nói trên không chỉ phản cảm mà là vi phạm pháp luật – hủy hoại tài sản của người khác. Bởi vì nếu người dân vi phạm ông có thể lập biên bản xử phạt, tịch thu tang vật tiêu hủy... nhưng không có quyền đập phá ngay giữ đường giữa chợ như vậy.
Vụ việc cuối cùng cũng đã được giải quyết bằng việc ông Lê Tấn Thịnh công khai nhận sai và xin lỗi người dân. Những người buôn bán cũng đều vui vẻ chất nhận việc xin lỗi và nhận ra những vi phạm của mình.
Tuy nhiên, một lần nữa vấn đề văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức – nhất là ở cấp cơ sở lại được đặt ra. Nếu mỗi người khi thực thi nhiệm vụ đều coi người dân là đối tượng để phục vụ chứ không phải là đối tượng để hành, để trấn áp thì họ sẽ không có những hành động quá mức cần thiết – kể cả khi bị chống đối. Nếu mỗi cán bộ, viên chức, công chức đều biết soi lại mình để chống những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tác phong phục vụ thì chắc chắn sẽ không có những hành vi thiếu chuẩn mực như trên xảy ra.
Đây chính là một bài học không bao giờ thừa mà mỗi người thực thi công vụ nên thuộc để đừng mắc phải.

HL

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh